Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em: Nguyên nhân gây bệnh và hướng chữa trị
“Bác sĩ cho tôi hỏi về tình trạng viêm khớp dạng thấp ở trẻ em với ạ. Trước nay tôi nghĩ bệnh viêm khớp dạng thấp chỉ xảy ra ở người già cho đến khi con trai tôi 6 tuổi kêu bị đau chân khoảng 1 tháng nay có kèm theo sốt. Do cháu khóc lóc suốt nên tôi có đưa cháu đi khám thì phát hiện cháu bị viêm khớp dạng thấp giai đoạn nhẹ. Bác sĩ có thể cho tôi biết bệnh này có nguy hiểm không và cách điều trị dứt điểm. Tôi xin cảm ơn!” – (Chị Hương – 32 tuổi, Nam Định).
Nên đọc:
>> Chỉ đích danh các nguyên nhân viêm khớp dạng thấp thường gặp
>> Nhận biết các triệu chứng viêm khớp dạng thấp trước khi quá muộn
Cảm ơn chị Hương đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Trước hết tôi xin giải đáp một số thông tin chung về căn bệnh này do chị vẫn chưa hiểu rõ. Bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em không hề hiếm gặp như chị nghĩ. Bởi nhiều nghiên cứu, khảo sát thực tế ở cả nước ta và các nước trên thế giới cho thấy, ngoài người cao tuổi, phụ nữ thì trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp khá cao.
Trẻ nhỏ cũng là đối tượng bi viêm khớp dạng thấp tấn công
1. Nhận biết các nguyên nhân dẫn đến viêm khớp dạng thấp ở trẻ em
Trẻ trong độ tuổi từ 3 – 16 tuổi có nguy cơ cao mắc căn bệnh này. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định được tại sao trẻ lại bị viêm khớp dạng thấp. Yếu tố mà các bác sĩ đưa ra đó là do rối loạn hệ miễn dịch, yếu tố di truyền có liên quan mật thiết đến tỉ lệ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em.
-
Yếu tố miễn dịch
Khi cơ thể trẻ yếu sẽ khiến hệ thống miễn dịch bị nhầm lẫn tấn công vào các mô tế bào trong cơ thể, một trong số đó là các khớp. Từ đó dẫn đến viêm khớp dạng thấp.
-
Yếu tố di truyền gây viêm khớp dạng thấp ở trẻ em
Một yếu tố nữa được xác định là lý do gây bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ nhỏ đó là do gen di truyền. Trong gia đình nếu ông bà hoặc bố mẹ bị viêm khớp dạng thấp thì khả năng cao con cái cũng sẽ mắc bệnh.
2. Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em có nguy hiểm không?
Bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào thể bệnh mà trẻ mắc phải. Có 3 thể bệnh viêm khớp dạng thấp mà trẻ có nguy cơ mắc phải thể ít khớp, đa khớp và hệ thống.
Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em có thể biến chứng nặng
-
Mức độ nguy hiểm ở thể ít khớp
Trường hợp ít khớp xảy ra khi trẻ kêu đau nhức dưới 4 khớp. Các khớp bị đau thường là các khớp lớn như khớp cổ tay, khuỷu tay, khớp gối, cổ chân. Khi đó việc điều trị cũng đơn giản hơn tuy nhiên nếu không điều trị sớm có thể khiến khớp đó bị teo cơ, viêm mống mắt hay thậm chí là tàn phế vô cùng nguy hiểm.
-
Với thể đa khớp ở trẻ
Các khớp bị đau viêm trên 4 khớp, tình trạng này kéo dài hơn với các biểu hiện như sốt nhẹ, trẻ kêu mệt sau đó là triệu chứng tại khớp. Trẻ sẽ kêu đau nhức một khớp rồi dần đau nhiều khớp khác mang tính đối xứng, viêm sưng, đau nhức. Căn bệnh này cũng sẽ nguy hiểm và trở thành căn bệnh mãn tính, biến chứng gây teo cơ, dính khớp, nhiễm trùng, tàn phế.
-
Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em thể hệ thống
Khi trẻ mắc thể này sẽ vô cùng nguy hiểm. Thường gặp ở trẻ 5 – 7 tuổi nên chị hãy cẩn thận và chắc chắn rằng con mình không mắc phải thể này. Dấu hiệu viêm khớp dạng thấp dễ nhận thấy nhất là đau, sưng nóng các khớp kèm hiện tượng ban đỏ tại lòng bàn chân, bàn tay. Nguy hiểm hơn, bệnh này có thể biến chứng đến các cơ quan khác như gan, gây viêm màng phổi, viêm màng tim, viêm màng bụng… Trường hợp nặng có thể dẫn đến suy tim, suy thận và tử vong.
3. Phải làm gì với bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em
Việc điều trị viêm khớp dạng thấp có hiệu quả hay không còn phải căn cứ vào sức khỏe và tình trạng viêm khớp ở trẻ do đó cách tốt nhất cho bé nhà chị đó chính là tìm địa chỉ chữa bệnh xương khớp uy tín nhất để có phác đồ điều trị cụ thể.
– Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, tình trạng đau nhức của con xem con có biểu hiện gì khác thường hay không.
– Sau đó kiểm soát tốt tình trạng viêm khớp dạng thấp cho trẻ bằng cách sử dụng thuốc.
Sớm điều trị và phòng ngừa ngay khi phát hiện trẻ bị viêm khớp dạng thấp
– Duy trì khả năng vận động ở trẻ cho trẻ nghỉ ngơi nhưng vẫn phải lồng ghép bằng cách thực hiện các bài tập phục hồi khớp cũng như tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, đạp xe…
– Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, bởi đây cũng là giai đoạn trẻ đang phát triển vì vậy mẹ không nên kiêng khem quá chặt chẽ dẫn đến thiếu chất, ảnh hưởng đến sức khỏe. Bổ sung canxi, vitamin để tăng cường sức đề kháng cũng như phát triển hệ thống xương khớp vững chắc, linh hoạt.
– Cho trẻ kiểm tra bệnh và sức khỏe định kỳ để bác sĩ phát hiện và điều chỉnh phác đồ cho thích hợp.
Hy vọng với những thông tin trên, chị Hương cùng các bậc phụ huynh khác đã có những kiến thức nhất định về bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em cũng như biết cách phát hiện phòng tránh để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển bình thường cho bé.
Xem ngay:
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng cách nào tốt nhất hiện nay?
Bệnh viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì để tránh bệnh chuyển nặng
Trần Huế (Tổng hợp).
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!