Viêm khớp háng- Triệu chứng thường gặp và cách điều trị
Bệnh viêm khớp háng gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh, không chỉ chị Như mà còn rất nhiều người chịu chung tình trạng này. Vậy cụ thể bệnh viêm khớp háng là gì, triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết hôm nay.
1. Triệu chứng bệnh viêm khớp háng
Sự khác nhau giữa khớp háng bình thường và khớp háng bị viêm
Chị Như có một số thắc mắc trong quá trình mang thai, một trong số đó là về vấn đề viêm khớp háng: “Em mang thai 39 tuần, bị viêm khớp háng nên không thể đi lại, ngay cả khi đứng lên ngồi xuống cũng rất đau. Chân và tay cũng bị phù nặng 3-4 ngày chưa hết. Tình trạng em như vậy có nguy hiểm không ạ ?
Trước thắc mắc này, bác sĩ Thu Hà đã trả lời và cung cấp thông tin về căn bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai. Theo Bs. Thu Hà: Viêm xương khớp là tình trạng xảy ra khá phổ biến, không chỉ ở phụ nữ mang thai. Viêm khớp xương thông thường xuất hiện và bị gây ra do tình trạng bị khuyết tật ở mặt thể chất và cả mặt tinh thần, điều này khiến cho khả năng vận động hằng ngày của người bệnh dần bị giới hạn.
Không dừng lại ở đó, nếu bệnh không được chữa trị kịp thời thì sẽ khiến người bệnh có nguy cơ tàn tật, nguy cơ này còn cao hơn nhiều so với nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặ biệt nhiều hơn đối với những người lớn tuổi.
Bệnh lý viêm khớp còn có thể được xem như là kết quả lâm sàng của một số bệnh lý liên quan đến các rối loạn, dẫn đến sai lệch trong cấu trúc và chức năng của xương khớp. Lúc này tình trạng viêm khớp sẽ xảy ra khi sự cân bằng động giữa sự phân hủy và sửa chữa của các mô xương dần bị yếu đi và bị áp đảo.
Trong tất cả các loại viêm xương khớp thì viêm khớp háng là trường hợp không xảy ra nhiều, nhưng tỷ lệ mắc bệnh này ở phụ nữ lại cao hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đã trải qua quá trình sinh đẻ.
Cụ thể, hai nửa xương chậu được kết nối với nhau bằng một khớp xương có tên là “màng dính xương mu”. Việc đau ở vùng xương mu và háng khá phổ biến trong thai kỳ, nhất là trong những tháng cuối thai kỳ khi cơ thể tiết ra hoocmon relaxin, progesterone khiến cho khớp mềm, giãn ra và lỏng lẻo.
Bên cạnh đó, việc vận động trong thời gian này làm một bên xương chậu giãn nở hơn so với bên còn lại gây ra tình trạng viêm màng dính xương mu
Vậy, bệnh viêm khớp háng là gì và có phải chỉ những phụ nữ mang thai mới bị viêm đau khớp háng. Thực chất căn bệnh này có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, điển hình như viêm khớp háng ở trẻ em, viêm khớp háng ở người già, viêm khớp háng sau sinh,… Theo số liệu từ Phòng dân số – Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, vào năm 2011 có hơn 28 triệu người Mỹ mắc bệnh viêm xương khớp, trong đó bệnh viêm bao hoạt dịch khớp háng chiếm tỷ lệ trung bình
Mặc dù tình trạng khớp háng bị viêm xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng nhìn chúng đều có những triệu chứng viêm màng hoạt dịch khớp háng chung, phô biến. Dưới đây là những triệu chứng viêm khớp háng thường gặp:
- Người bệnh sẽ bị đau âm ỉ hoặc đau dữ dội ở khớp háng. Cơn đau còn có thể lan đến các vị trí khác như đùi, mông hoặc đầu gối.
- Phần khớp háng bị cứng, đặc biệt đau nhất sau một giấc ngủ dài hoặc sau khi ngồi bất động quá lâu.
- Khó khăn khi dạng chân, bước đi hay thực hiện các động tác xoay hông, cúi người,…
- Đau mạnh mẽ ở phần xương chậu.
- Khi người bệnh di chuyển thường có cảm giác lạo xạo phát ra từ khớp háng.
- Riêng viêm khớp háng ở trẻ em còn khiến trẻ bị sốt nhẹ lên khoảng 38 độ C.
Đọc ngay: Viêm khớp háng ở trẻ em và thông tin cha mẹ không nên bỏ qua
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp háng
Những nguyên nhân nào khiến khớp háng bị viêm? Theo các chuyên gia thì có một số nguyên nhân viêm ở khớp háng chính sau đây, việc xác định được nguyên nhân gây bệnh ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị viêm khớp háng sau này.
- Những người lao động nặng thường xuyên hoặc vận động viên thể thao là những người dễ bị chấn thương, từ đó làm cho khớp háng bị viêm đau
- Tình trạng béo phì, thừa cân cũng gây gia tăng sức ép lên khớp háng, lâu ngày dẫn đến đau, viêm.
- Khi tuổi tác càng cao thì quá trình lão hóa càng diễn ra mạnh mẽ, kéo theo các bệnh về xương khớp, trong đó có bệnh viêm khớp háng.
- Việc ăn quá nhiều đường, đồ ngọt làm tăng lượng đường trong cơ thể. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng nồng độ máu, khiến máu ứ tụ ở các khớp dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
- Thiếu máu: khi cơ thể bị thiếu máu sẽ khiến các kẽ hở của khớp, gân cơ quanh khớp bị co rút lại, đĩa đệm bị teo khô.
- Các túi nhỏ chứa dịch nhầy có chức năng bảo vệ cơ bắp và dây chằng được gọi là bao dịch hạt, khi bao dịch hạt bị viêm sẽ ảnh hưởng tới các khớp háng gây viêm nhiễm, đau nhức.
- Viêm khớp dạng thấp cũng là nguyên nhân gây viêm khớp háng.
- Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi: khi mạch máu nuôi chỏm xương đùi bị tổn thương do một nguyên nhân nào đó, dẫn đến phần chỏm xương đùi không có máu đến nuôi nên dần hoại tử.
3. Những phương pháp điều trị viêm khớp háng
>> Video: Phương pháp phẫu thuật điều trị viêm sưng khớp háng
Sau khi đã thăm khám và xác định được nguyên nhân khiến khớp háng bị viêm thì người bệnh sẽ được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định phương pháp điều trị viêm khớp háng phù hợp. Dưới đây là một số cách chữa viêm khớp háng được chỉ định trong tài liệu về bệnh viêm dây chằng khớp háng của khoa nghiên cứu và khoa học – merican Academy of Orthopaedic Surgeons:
-
Sử dụng thuốc Tây y
Khi lựa chọn điều trị nội khoa, người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng một số thuốc kháng viêm không steroid như aspirin, ibuprofen, naproxen,… có tác dụng kiểm soát, giảm thiểu cơn đau. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc một thời gian dài dễ gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, loát dạ dày, chảy máu dạ dày,…
Người bệnh cũng có thể sử dụng bổ sung các loại thực phẩm chức năng như glucosamine, chondrotin.
-
Vật lý trị liệu
Hỏi ý kiến bác sĩ để có những bài tập phù hợp với sức khỏe
Những bài tập được bác sĩ chỉ định tập luyện trong quá trình điều trị viêm khớp háng sẽ giúp tăng phạm vi chuyển động, tăng sự linh hoạt của các khớp, kết hợp tăng cường cơ bắp ở vùng hông và chân.
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước để có chế độ và bài tập thể dục thể thao phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân. Nếu cần thiết phải giảm cân thì có thể tập thêm các bài giảm cân nhằm giảm lực tải tác động lên háng, giúp giảm đau và giảm mức độ tiến triển của bệnh.
-
Sử dụng thiết bị hỗ trợ
Đặc trưng của bệnh viêm khớp háng là ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động của cơ thể, nhất là với những người cao tuổi. Vì vậy việc sử dụng những phương tiện trợ giúp như nạng, khung tập đi, đai đeo,… sẽ giúp cải thiện khả năng di chuyển, giúp người bệnh có thể tự một mình đi lại.
-
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Khi bị bệnh các bạn nên hạn chế hoặc thay đổi những thói quen sinh hoạt xấu hằng ngày để tránh làm tổn thương và khiến bệnh viêm khớp háng nặng thêm. Tránh đi bộ quãng đường dài, hạn chế leo trèo cầu thang, hạn chế hoặc dừng hẳn chơi các món thể thao làm tăng sức nặng cho khớp như chơi tennis, cầu lông…
-
Phẫu thuật
Đối với những trường hợp bệnh nặng và nguyên nhân do thoái hóa khớp gây ra thì phương pháp điều trị tối ưu nhất là tiến hành phẫu thuật thay khớp háng. Nhưng phương pháp này có nhiều nhược điểm như: rủi ro cao, chi phí đắt đỏ, hiệu quả hay không phải phụ thuộc vào chất lượng khớp giả thay thế cùng nhiều yếu tố khác. Vì thế mà nhiều người vẫn tin tưởng lựa chọn điều trị theo nội khoa, nhất là với những người chỉ bị viêm khớp háng cấp, chưa rơi vào tình trạng mất khả năng vận động.
Đọc thêm: Chữa viêm khớp háng bằng Đông y và những điều cần biết
4. Phương pháp phòng tránh bệnh viêm khớp háng
-
Ngăn chặn và điều trị những chấn thương
-
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Cách phòng bệnh tốt nhất và hiệu nghiệm nhất chính là mọi người xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học. Bổ sung thêm vào các bữa ăn hằng ngày nhiều thực phẩm chứa chất xơ, thực phẩm giàu canxi, vitamin B và các dưỡng chất thiết yếu khác.
Tác dụng chính của việc ăn uống khoa học là bồi bổ cơ thể, giúp xương khớp trở nên chắc khỏe và ngăn ngừa các bệnh xương khớp nói chung và bệnh viêm khớp háng nói riêng.
Uống đủ nước giúp hệ cơ xương khớp vận hành trơn tru
-
Uống đủ nước hằng ngày
Nước chính là thành phần chính, quan trọng nhất của sụn và đầu xương, nước giúp cho khớp cử động được trơn tru và dễ dàng hơn. Chính vì thế mọi người cần bổ sung đủ nước vào cơ thể mỗi ngày.
-
Tập luyện thể dục thể thao
Việc tập luyện thể dục thể thao hằng ngày sẽ giúp hệ cơ xương khớp trở nên khỏe mạnh, dẻo dai hơn, giúp tăng sức đề kháng và phòng ngừa được nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh xương khớp, tiểu đường, tim mạch,…
-
Giữ trọng lượng cơ thể ổn định
Cần giữ trọng lượng cơ thể mình ở mức hợp lý, không bị rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì. Bởi vì khi cân nặng vượt quá ngưỡng cho phép, trở nên béo phì sẽ gây ra nhiều áp lực lên hệ cơ xương khớp, khiến xương khớp dễ bị tỏn thương và chèn ép gây ra tình trạng viêm khớp, trong đó có viêm khớp háng.
-
Chú ý trong sinh hoạt và làm việc
Không nên đứng hay ngồi ở một tư thế bất lợi quá lâu. Nếu phải ngồi làm việc cố định trong một thời gian dài thì nên đứng dậy di chuyển, tập một số động tác tại chỗ mỗi sau 30 phút.
Hạn chế mang vác vật nặng, tránh tư thế cúi người bê đồ, như sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ cơ xương khớp của cơ thể. Bên cạnh đó cũng không nên chơi quá nhiều các môn thể thao quá sức vì nó có thể ảnh hưởng tới xương khớp.
Bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng bệnh viêm khớp háng, cũng như cách nhận biết bệnh. Hy vọng bạn đọc sẽ nắm vữa những kiến thức căn bản này để giúp đỡ cho bản thân và những người thân xung quanh.
Thông qua bài viết hôm nay, chuyên mục cũng xin gửi tới các bạn một kênh chăm sóc sức khỏe, tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia. Hãy nhấc máy lên và gọi điện vào số hotline 0963 302 349 (cơ sở phía Bắc), 0938 449 768 (cơ sở phía Nam) để gửi câu hỏi tới BS, lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường.
Khám phá: Tình trạng viêm khớp háng ở người già và hướng điều trị tốt nhất
Hoàng Nguyên (tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!