Viêm khớp háng ở trẻ em và thông tin cha mẹ không nên bỏ qua
Viêm khớp háng ở trẻ em là tình trạng thường gặp nhưng nếu không được cha mẹ phát hiện sớm và đưa đi điều trị sớm sẽ ảnh hưởng lâu dài về sau thậm chí là nguy cơ tàn phế. Do đó cha mẹ không nên xem thường mà cố gắng quan sát và lưu ý khi con kêu đau ở khớp háng.
1. Những thông tin cần biết về bệnh viêm khớp háng ở trẻ em
Không chỉ người già, trẻ em cũng là đối tượng dễ mắc bệnh viêm khớp háng. Ở trẻ, bệnh thường xảy ra trong độ tuổi từ 3 – 10 tuổi trong đó bé trai có nguy cơ cao mắc bệnh hơn so với bé gái. Căn bệnh này khá nguy hiểm, vì vậy cha mẹ cần phải nhận biết để con mình tránh gặp phải những biến chứng do bệnh gây ra.
-
Biểu hiện viêm khớp háng ở trẻ em
Sốt nhẹ là biểu hiện đầu tiên cho thấy trẻ bị viêm khớp háng
Việc cha mẹ có thể nhận biết dấu hiệu trẻ bị viêm khớp háng không hề khó, chỉ cần quan sát kỹ cùng với việc hỏi thăm con thì sẽ sớm phát hiện được bất thường và đưa con đi khám.
– Đầu tiên, khi trẻ mới bị bệnh sẽ có dấu hiệu sốt nhẹ, trẻ kêu đau ở vùng đùi, đi tập tễnh. Bên cạnh đó, trẻ còn bị nhiễm trùng tai, mũi, họng trước khi trẻ bị đau khớp.
– Trẻ bị đau nhức, nhất là về đêm trẻ kêu khóc, đau ở khớp háng rồi hướng ra trước hoặc dọc xương đùi xuống.
– Việc đi lại và thực hiện các cử động khớp háng đi lại, ngồi hay dạng đùi khó khăn.
– Khi chụp X-quang thì thấy tại vùng đầu của xương đùi bình thường nhưng lại giãn rộng khe khớp, dầy các phần mềm xung quanh khớp háng, có hiện tượng tràn dịch trong khớp.
-
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm khớp háng ở trẻ
Các hoạt động lô đùa, chạy nhảy có thể dẫn đến viêm khớp háng ở trẻ
Hiện nay, y học vẫn chữ thể đưa ra chính xác nguyên nhân gây viêm khớp háng ở trẻ em là gì mà chỉ đưa ra một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh ở trẻ:
– Do chấn thương, trong quá trình vui chơi, nô đùa ở trẻ, vấp ngã, va chạm gây tổn thương xương khớp là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên do lúc này, hệ thống xương của trẻ vẫn còn yếu chưa phát triển hoàn thiện vì thế mà nó dễ bị tổn thường và gây viêm.
– Do virut, nhiễm khuẩn xâm nhậm vào cơ thể, lâu ngày khiến hệ miễn dịch của trẻ yếu, sức đề kháng giảm từ đó dễ gây tổn thương, viêm nhiễm.
Việc nhận biết nguyên nhân, yếu tố gây bệnh vừa giúp quá trình điều trị viêm khớp háng đi theo đúng hướng vừa giúp cha mẹ biết cách phòng ngừa, tránh lặp lại khiến bệnh tái phát.
2. Điều trị viêm khớp háng ở trẻ em
Viêm khớp háng trẻ nhỏ nếu không được phát hiện sớm có thể biến chứng ảnh hưởng lâu dài đến tình trạng xương khớp sau này của trẻ. Vì vậy cha mẹ cần tích cực điều trị cho trẻ bằng những cách sau:
Đọc ngay: Bệnh viêm khớp háng có nguy hiểm không?
Cha mẹ cho trẻ tập bơi lội và chơi thể thao để phòng và điều trị viêm khớp háng ở trẻ em
– Đầu tiên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám và chụp chiếu để chẩn đoán chính xác xem đó có phải là viêm khớp háng không hay căn bệnh nào khác để có hướng điều trị sớm.
– Khi được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị, cha mẹ cần cho con sử dụng thuốc kết hợp việc cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà hạn chế vận động của trẻ (không cho trẻ chạy nhảy, đi lại nhiều). Đồng thời bổ sung dưỡng chất để giúp quá trình điều trị và phục hồi khớp bị viêm nhanh chóng và hiệu quả hơn.
– Có thể cho trẻ tập một vài động tác, bài tập vật lý trị liệu để nhanh chóng phục hồi khớp háng cho trẻ cũng như giúp xương khớp phát triển đồng bộ, hoạt động linh hoạt, dẻo dai hơn.
– Sau khi tình trạng viêm khớp háng ở trẻ em đã được khắc phục thì cha mẹ nên hướng dẫn cón cách tự chăm sóc bản thân, hạn chế các vận động mạnh, nô đùa… Cho trẻ học bơi lỗi để phát triển hệ thống xương khớp toàn diện.
Qua những thông tin tổng quan trên, chắc hẳn các bậc phụ huynh đã biết cách nhận biết và phát hiện bệnh viêm khớp háng ở trẻ em. Đồng thời cha mẹ cũng biết cách xử lý, chăm sóc để có thể chủ động trước mọi tình huống, tránh để bệnh kéo dài khiến việc chữa trị chậm trễ ảnh hưởng đến khả nặng vận động của trẻ.
Cần phải đọc: Lưu ý đặc biệt quan trọng khi điều trị viêm khớp háng ở trẻ em
Trần Huế (Tổng hợp)
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!