5 thói quen ăn uống có hại cho xương, tăng nguy cơ bị loãng xương bạn cần tránh

Loãng xương là bệnh thường gặp ở người cao tuổi do quá trình lão hóa theo thời gian. Tuy nhiên bệnh lý này đang có hiện tượng trẻ hóa ở người trẻ do thói quen ăn uống không khoa học khiến xương bị tổn thương, yếu và dễ gãy hơn. Nhưng có thể bạn chưa những thực phẩm nào sẽ làm tăng nguy cơ bệnh loãng xương. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Xem ngay: 

>> 3 Cách tăng cường cơ xương khớp chắc khỏe, phòng ngừa bệnh tật

>> Nguy cơ mắc các bệnh xương khớp do thói quen lướt smartphone 

5 Thói quen ăn uống làm tăng nguy cơ bệnh loãng xương

Chế độ ăn rất quan trọng với sức khỏe đặc biệt là hệ xương khớp. Vì hệ xương khớp được hình thành chắc khỏe là nhờ vào các dưỡng chất đặc biệt là canxi, vitamin D,…

Bên cạnh đó, xương khớp có thể yếu dần, dễ gãy và dẫn tới tình trạng loãng xương nếu thường xuyên sử dụng các đồ ăn thức uống có hại hoặc chế độ ăn không cần bằng hợp lý như:

1. Thói quen ăn nhiều thực phẩm giàu protein có thể gây loãng xương

Protein là một thành phần quan trọng nằm trong danh sách dưỡng chất giúp xương chắc khỏe. Tuy nhiên, khi cơ thể nạp quá nhiều protein không chỉ không mang lại công dụng tốt mà còn gây hại tới xương khớp.

Chế độ ăn nhiều protein làm tăng nguy cơ bệnh loãng xương

Chế độ ăn nhiều protein làm tăng nguy cơ bệnh loãng xương

Lượng protein nạp vào quá nhiều sẽ khiến cơ thể sản xuất ra một chất hóa học có tên là sunfat – thành phần có thể phá hủy canxi của xương dẫn tới tình trạng xương bị yếu dần và gây loãng xương kéo dài dẫn tới thoái hóa xương khớp.

Theo một khảo sát của Khoa Y học (trường Đại học Harvard) đã tiến hành ở 116.686 người phụ nữ thường xuyên ăn thịt đỏ ít nhất 5 lần/tuần kéo dài trong 10 năm. Kết quả cho thấy họ có nguy cơ bị bệnh loãng xương hơn những người chỉ ăn 1 lần/tuần.

Như vậy có thể thấy rằng, chế độ ăn có nhiều protein sẽ là một tác nhân nguy hiểm tăng nguy cơ bệnh xương khớp.

Để an toàn, mỗi ngày các bạn chỉ nên nạp 0.8gr protein/1kg khối lượng cơ thể và protein thực vật tốt hơn động vật.

2. Chế độ ăn chay gây loãng xương

Ăn chay là một trào lưu được nhiều người áp dụng nhằm nhiều mục đích khác nhau như giảm cân, hỗ trợ chữa bệnh. Mặc dù không phủ nhận về vai trò của chế độ ăn này. Tuy nhiên, ăn chay trường nhiều ngày có thể khiến cơ thể có hàm lượng calcium, vitamin D, canxi, thấp hơn rất nhiều so với người không ăn chay.

Mà đây đều là những thành phần quan trọng tham gia vào quá trình bảo vệ xương khớp chắc khỏe, dẻo dai chống lại quá trình oxy hóa.

Ăn chay có thể khiến cơ thể thiếu dưỡng chất cần thiết để xương chắc khỏe

Ăn chay có thể khiến cơ thể thiếu dưỡng chất cần thiết để xương chắc khỏe

Do vậy, nếu ăn chay không đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ bệnh loãng xương. Để phòng ngừa tình trạng này, người ăn chay nên tăng cường thực phẩm bổ sung canxi và dưỡng chất tốt cho xương như rau xanh, tảo, trái cây và thường xuyên tắm nắng sớm để cân bằng vitamin D. Ngoài ra, các bạn nên kết hợp với việc luyện tập để giúp tăng cường chắc khỏe xương khớp, phòng ngừa bệnh tật.

3. Chế độ ăn nhiều với các thực phẩm có dẫn xuất của vitamin A – Retinol

Vitamin A rất quan trọng tới sự hoàn thiện và phát triển của xương khớp tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều thực phẩm giàu vitamin a sẽ làm tăng chất dẫn xuất retinol. Nó có thể khiến cơ thể không thể hấp thụ vitamin D khiến xương bị thiếu canxi dẫn tới loãng xương.

Các chất dẫn xuất vitamin A có nhiều trong các thực phẩm bạn nên hạn chế như lòng đỏ trứng gà, gan, sữa,…. Nói như vậy không phải bạn nên kiêng hoàn toàn mà cần có sự cân đối phù hợp để tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, bạn nên lưu ý khoai lang và cà rốt chứa nhiều vitamin A nhưng ở dạng beta carotene do vậy không có ảnh hưởng gì tới xương. Do vậy bạn có thể bổ sung thực phẩm này hàng ngày mà không sợ bị loãng xương.

4. Thói quen chế biến món ăn nhiều natri

Các món ăn được chế biến với nhiều natri cũng không tốt cho xương khớp. Vì lượng muối quá nhiều sẽ tăng nguy cơ xương bị hạ canxi và thoát ra ngoài theo hệ bài tiết và mồ hôi.

Thói quen ăn mặn làm tăng nguy cơ loãng xương

Thói quen ăn mặn làm tăng nguy cơ loãng xương

Bình luận về vấn đề này, TS. Felicia Cosman thành viên của Hiệp hội Loãng xương Quốc gia Mỹ đã từng tuyên bố rằng: “Muối chính là nguyên nhân gây ra tình trạng bài tiết canxi quá mức qua thận”. Và ông đã khuyến cáo rằng, để giúp xương khỏe mạnh mỗi ngày, mọi người cần hạn chế muối trong bữa ăn.

5. Thường xuyên ăn đồ ăn có nhiều đường

Ăn thực phẩm chứa nhiều đường quá nhiều sẽ khiến gây ra quá trình ức chế hấp thụ canxi của xương làm suy giảm photpho. Đây là hai thành phần quan trọng để duy trì sự chắc khỏe của hệ xương khớp. Do vậy nếu cơ thể thiếu hụt canxi và photpho thì quá trình lão hóa, loãng xương càng diễn ra nhanh hơn.

Ngoài ra, ăn nhiều đường cũng là tác nhân dẫn tới tình trạng thừa cân, béo phì. Trọng lượng cơ thể quá nặng sẽ gây áp lực lên hệ xương khớp khiến quá trình tổn thường càng nghiêm trọng dẫn tới các bệnh xương khớp khác.

Các nguy cơ khác làm tăng khả năng bị bệnh loãng xương

Một chế độ ăn nhiều protein, hàm lượng muối cao, nhiều chất dẫn xuất vitamin A,… sẽ làm tăng nguy cơ bệnh loãng xương. Chính vì vậy, các bạn cần cân đối để xây dựng thực đơn khoa học phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một số thực phẩm khác như:

Bột lúa mì

Đây là thực phẩm có khả năng làm giảm sự hấp thu canxi ở xương khi kết hợp cùng với những đồ ăn chứa nhiều canxi khác. Do vậy nếu bạn muốn bổ sung canxi thì tránh ăn cùng với lúa mì, tốt nhất bạn nên ăn các món ăn từ bột lúa vì trước khi ăn thực phẩm tăng cường canxi khoảng 2 – 3h.

Lúa mì làm giản khả năng hấp thụ canxi không tốt cho xương khớp

Lúa mì làm giản khả năng hấp thụ canxi không tốt cho xương khớp

Quả đậu

Theo TS Cosman, các loại đậu như đậu Hà lan, navy có nhiều dưỡng chất tốt cho xương khớp như ma-giê, chất xơ. Tuy nhiên, ăn quá nhiều sẽ gây phản tác dụng vì nó cũng chứa hàm lượng lớn phytate, gây cản trở quá trình hấp thụ canxi.

Do vậy, các bạn không nên ăn quá nhiều đậu. Bên cạnh đó, bạn nên ngâm đậu vào nước 1 – 2 tiếng để làm giảm nồng độ phytate.

Rượu

Đây là đồ uống chứa nhiều cồn tham gia vào quá trình cản trở hấp thụ canxi, vitamin của cơ thể từ đó phá hủy xương khớp. Thường xuyên uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Rau chân vịt

Đây là loại rau xanh được đánh giá là có hàm lượng canxi cao. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết, rau chân vịt cũng chứa một hợp chất oxalate. Có kết hợp với canxi sẽ gây cản trở cơ thể hấp thụ canxi. Do vậy bạn nên hạn chế ăn loại rau này cùng với những thực phẩm bổ sung canxi khác.

Rau chân vịt có hợp chất oxalate không tốt cho xương khớp
Rau chân vịt có hợp chất oxalate không tốt cho xương khớp

Đồ uống chứa cafein

Các loại đồ uống chứa cafein như trà đen, cà phê,.. là những thức uống có thể làm tăng nguy cơ bệnh loãng xương và khiến bệnh phát triển nghiêm trọng hơn. Theo một nghiên cứu đã thực hiện khảo sát của Cụ Quản lí Thực phẩm Quốc gia Thụy Điển đã tiến hàn ở 31.527 phụ nữ thường xuyên uống 330mg cafein mỗi ngày. Kết quả cho thấy, họ có nguy cơ bị gãy xương hơn những người không thường xuyên sử dụng.

Trên đây là tổng hợp về những thói quen ăn uống và những thực phẩm có nguy cơ gây bệnh loãng xương. Hy vọng, với chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng phù hợp, bảo vệ xương khớp khỏe mạnh theo thời gian. Ngoài ra, trong trường hợp các bạn phát hiện có triệu chứng bệnh cần sớm tới bệnh viện chuyên khoa để thăm khám và điều trị dứt điểm. Chúc các bạn sức khỏe!

Xem thêm: 3 Cách điều trị thoái hóa khớp hiệu quả nhất, áp dụng đúng cách không lo bệnh làm phiền

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo