Bà bầu bị đau khớp cổ tay cần phải làm gì?
Theo thống kê hiện nay có 60% bà bầu bị đau khớp cổ tay trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, đa số các mẹ thường cảm thấy hoang mang khi xuất hiện triệu chứng này nhưng vẫn “chịu trận” không biết làm gì hơn. Bài viết sau đây sẽ mang đến thông tin cơ bản về bệnh cũng như những việc cần làm khi bà bầu bị đau khớp cổ tay.
1. Một số thông tin về tình trạng bà bầu bị đau khớp cổ tay
Trước khi tìm hiểu thông tin về bà bầu bị đau khớp cổ tay chị em cần nắm một số thông tin tổng quan về cấu tạo của cổ tay. Ống cổ tay là một ống chạy từ dưới cổ tay tới lòng bàn tay. Cảm giác và cử động ở tay được kiểm soát bởi dây thần kinh động mạch, chạy qua ống cổ tay. Khi bị đau mỏi khớp cổ tay hay đau khi mang thai phần lớn có liên quan đến hội chứng ống cổ tay, thường có xu hướng bắt đầu vào thai kỳ thứ hai, thứ ba và những tháng cuối của thai kỳ. Triệu chứng này xuất hiện chủ yếu là do sự tiết dịch quanh các dây thần kinh ở cổ tay tăng nhanh dẫn đến ngứa, đau và tê ngón tay và bàn tay khi mang thai.
Xem thêm: Tổng quan bệnh đau khớp cổ tay và cách điều trị
Bà bầu bị đau khớp cổ tay cần chú ý đi khám để sớm phát hiện nguyên nhân gây bệnh
Hầu hết bà bầu bị sưng nhẹ ở tay trong thời kỳ mang thai. Nguyên nhân là do có sự tích tụ dịch trong các mô. Sưng phù gây áp lực lên dây thần kinh động mạch, chèn ép lên nó và gây ra đau, ngứa ngáy và tê bì ở bàn tay và ngón tay.
Nếu các mẹ bị hội chứng ống cổ tay, thông thường ở thể nhẹ thì bệnh chỉ mang tính tạm thời và sẽ biến mất nhanh chóng sau khi sinh em bé. Nhưng một vài người bị nặng và tình trạng này kéo dài vài tháng hoặc hơn so với bình thường.
2. Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau khớp cổ tay
Đau mỏi xương khớp nói chung và đau khớp cổ tay nói riêng là cảm giác đau nhức, khó chịu tại các khớp như khuỷu tay, cổ tay, ngón tay, đầu gối… Nguyên nhân đau khớp cổ tay có thể là do hội chứng đau ống cổ tay hay một số nguyên nhân dưới đây.
-
Tăng cân quá nhanh
Việc thai nhi tăng trọng lượng và mẹ tăng cân trong quá trình mang thai khiến trọng lượng chèn ép hệ thông cơ xương là nguyên nhân gây đau khớp cổ tay. Tình trạng thừa cân hoặc tăng cân quá nhanh khi mang thai cũng làm gia tăng khả năng khiến bà bầu bị đau khớp cổ tay.
-
Thay đổi nội tiết tố
Bên cạnh việc tăng cân, sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai cũng là nguyên nhân gây đau khớp. Ngoài ra, việc tăng tiết dịch quanh dây thần kinh ở cổ tay cũng khiến chúng bị chèn ép làm thai phụ đau cổ tay, bàn tay.
-
Di truyền
Nếu gia đình bạn có người đã bị mắc chứng bệnh này thì bạn cũng có nguy cơ bị mắc rất cao. Đây gọi là nguyên nhân di truyền.
Bên cạnh đó nếu trước khi mang thai, bạn thường xuyên gặp phải các vấn đề về lưng, vai hay cổ thì rất có thể bạn sẽ bị đau cổ tay khi mang thai.
Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị đau khớp cổ tay ở những tháng cuối thai kỳ
3. Triệu chứng thường gặp ở bà bầu bị đau khớp cổ tay
Tình trạng đau cổ tay khi mang thai thường bộc lộ rõ nhất ở giai đoạn cuối của thai kỳ và thường trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày. Các triệu chứng bao gồm:
– Có cảm giác bị kim châm và ngứa ngáy hoặc nóng ran ở ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, và bên cạnh của ngón áp út. Bạn cũng có thể cảm nhận những triệu chứng này ở toàn bộ bàn tay.
– Đau đớn ở ngón tay và ngón trỏ.
– Đau nhức ở tay, cẳng tay và ống tay.
– Nắm gập yếu, đặc biệt ở ngón cái.
– Da bị khô và sưng phù ở các ngón tay hoặc ngón cái.
– Tê bì ở các ngón tay hoặc lòng bàn tay khi tình trạng xấu đi.
Tuy nhiên những triệu chứng bệnh ở bà bầu bị đau khớp cổ tay sẽ giảm dần và khỏi hẳn sau khi sản phụ sinh con được 1-2 tuần vì lúc này lượng hóc môn và chất dịch trong cơ thể đã dần trở lại bình thường.
3. Cách xử trí khi bà bầu bị đau nhức cổ tay
Bạn có thể làm những cách dưới đây để giải tỏa đau nhức cổ tay khi mang bầu:
-
Thay đổi thói quen, tư thế sinh hoạt làm việc
– Khi bạn có những triệu chứng đau đớn khó chịu, thay đổi tư thế ngủ sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn. Tư thế ngủ thích hợp: cố định tay ở một vị trí trung lập với một thanh nẹp tay. Tránh nằm đè lên tay lúc ngủ và thay đổi tư thế ngủ, kê tay trên gối nếu bạn cảm thấy bắt đầu tê, nhức.
– Nếu bạn cảm thấy đau khi nằm trên giường, thử lắc tay cho tới khi cảm giác râm ran giảm đi.
– Cố gắng không để bàn tay hoặc giữ nguyên cổ tay ở một tư thế trong một thời gian dài.
– Khi thấy đau nhức, tê cổ tay, bạn hãy thử uốn gập cổ tay và ngón tay xem có đỡ hơn không. Nếu bạn thấy thoải mái hơn thì hãy làm thường xuyên trong ngày. Tuy nhiên, một số bà bầu lại cảm thấy tồi tệ hơn thì hãy nên dừng.
Hoạt động massage, xoa bóp sẽ giúp bà bầu bị đau khớp cổ tay giảm tê nhức khó chịu
– Cố gắng không làm các việc đòi hỏi cử động tay lặp đi lặp lại sẽ khiến tình trạng trở nên xấu đi.
– Bổ sung vitamin B6 cũng có tác dụng hỗ trợ, nhưng nên hỏi bác sĩ trước khi bạn uống bổ sung thuốc trong thời kỳ mang thai.
– Liệu pháp sóng siêu âm cũng có thể giúp làm thuyên giảm các triệu chứng.
–– Tập thể dục: Các bài tập yoga sẽ làm tăng sức mạnh của bàn tay và giúp hạn chế những triệu chứng khiến bà bầu bị đau khớp cổ tay gây khó chịu.
-
Phương pháp điều trị
Để chữa đau khớp cổ tay, trước tiên các bà bầu hãy thử với các phương pháp chữa trị bằng các cách tự nhiên dưới đây.
# Cách 1: Uống trà hoa cúc
Trà hoa cúc có tác dụng giảm viêm vừa giúp điều trị đau cổ tay hiệu quả vừa giúp chữa mụn và làm đẹp da.
# Cách 2: Massage cổ tay
Bạn hãy dùng tay này để massage nhẹ nhàng cổ tay bên kia sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu và làm giảm sự tắc nghẽ các dịch lỏng ở khu vực này.
# Cách 2: Dùng đá lạnh
Khi cảm thấy bị đau nhức ở cổ tay, bạn hãy thử sử dụng đá chườm hoặc túi chườm lạnh để giảm đau nhé.
# Cách 3: Sử dụng tinh dầu hoa cúc hoặc cây bách
Nhỏ 2 giọt tinh dầu này vào nước rồi dùng khăn nhún vào nước và bọc quanh cổ tay.
>> Video: Một số động tác giúp cải thiện đau cổ tay khi mang thai
-
Chế độ ăn uống
Trong thực đơn ăn uống hàng ngày, nếu bạn ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B sẽ giúp hỗ trợ thần kinh rất tốt. Để bổ sung vitamin B cho cơ thể bạn có dùng vitamin B tổng hợp tuy nhiên nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh tình trạng dùng quá liều và gây ra nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bà bầu hạn chế tình trạng tăng cân không lành mạnh khi mang thai đồng thời giúp duy trì lượng đường, muối và mỡ trong cơ thể ở mức hợp lý. Bà bầu nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, ăn nhiều rau củ quả, cung cấp đủ protein và vitamin cho cơ thể luôn khỏe mạnh là điều nên làm với bà bầu bị đau khớp cổ tay.
Xem thêm: Mách mẹ bầu cách giảm đau khớp cổ tay khi mang thai
4. Khi nào các bà bầu bị đau khớp cổ tay nên gặp bác sĩ?
Bạn nên gặp bác sĩ hoặc bác sĩ vật lý trị liệu nếu đau đớn và tê bì gây cản trở cho giấc ngủ cũng như cuộc sống hàng ngày của bạn. Nhớ xin tư vấn bác sĩ nếu thường xuyên bị tê bì ở bất cứ phần nào trên tay hoặc nếu bạn cảm thấy yếu ở các cơ gần ngón cái. Điều này có nghĩa là dây thần kinh của bạn không hoạt động tốt và có nguy cơ bị hủy hoại vĩnh viễn. Nhưng bạn có thể an tâm rằng tình trạng này không thường xảy ra trong thời kỳ mang thai.
Nếu bạn đã thử qua các phương pháp khắc phục trên mà không có tác dụng, bác sĩ có thể đề nghị bạn đeo một thanh nẹp cổ tay suốt đêm hoặc cả ban ngày. Thanh nẹp giữ cho cổ tay bạn ở tư thế thẳng và sẽ nới rộng không gian cho ống cổ tay. Bạn sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện đáng kể trong vòng 8 tuần kể từ khi đeo thanh nẹp.
Hiện tượng bà bầu bị đau khớp cổ tay thường hay gặp phải, đây là biểu hiện không quá nguy hiểm nên mẹ bầu có thể thực hiện nghỉ ngơi với chế độ ăn uống luyện tập hợp lý đồng thời đi khám định kỳ để cải thiện các triệu chứng bệnh.
Cần phải đọc: Bị đau cổ tay là do đâu và các biện pháp sơ cứu nhanh tại nhà
Nguyễn Hồng (tổng hợp).
Em đang có bầu được một tháng thì xuất hiện đau nhức khớp khuỷu chân phải, vận động đau tăng. em xin hỏi có thuốc gì để chữa không ạ