Mách mẹ bầu cách giảm đau cổ tay khi mang thai
Đau cổ tay khi mang thai là tình trạng không hề hiếm gặp ở chị em phụ nữ. Khi đó, cơn đau cổ tay sẽ xuất hiện tại bất kỳ thời điểm nào, đặc biệt là vào những tháng cuối thai kỳ. Vậy làm thế nào để hạn chế sự khó chịu của những cơn đau cổ tay khi mang thai, đây là câu hỏi chung của đa số các mẹ bầu và cần lời giải đáp.
1. Nguyên nhân gây đau cổ tay khi mang thai
Có nhiều nguyên nhân được chỉ ra trong trường hợp mẹ bầu thắc mắc tại sao lại bị đau cổ tay, đó có thể là do các yếu tố sau đây:
-
Do áp lực từ rãnh cổ tay
Nguyên nhân chủ yếu của hội chứng đau cổ tay khi mang thai là khi rãnh cổ tay (các ống thần kinh nổi lên các ngón tay đi qua đây) bị sưng và co kéo các dây thần kinh. Áp lực từ rãnh cổ tay căng phồng sẽ gây ra tê, ngứa ran, nóng và đau các ngón tay, sau đó cơn đau sẽ lan lên cả cánh tay.
Nguyên nhân gây đau cổ tay khi mang thai có thể là do thói quen xấu nằm tì đè lên tay
-
Do thay đổi nội tiết tố
Ngoài ra, khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể của mẹ bầu thay đổi rất nhiều và một trong những sự thay đổi đó là thay đổi về các khớp. Các khớp bắt đầu giãn nở khi thai nhi phát triển như khớp ở vùng chậu, khớp tay,.. triệu chứng này gây đau khớp cổ tay, đặc biệt là đau khớp cổ tay khi mang thai.
-
Làm việc thường xuyên với cổ tay
Hoặc trường hợp các mẹ bầu có công việc đòi hỏi phải sử dụng ngón tay nhiều như nhân viên văn phòng, đánh máy, thợ may cũng có thể bị đau xương cổ tay khi mang thai.
Bạn đọc cũng có thể xem chi tiết hơn về những nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh đau khớp cổ tay vô cùng hiệu quả ở đây
2. Triệu chứng đau xương cổ tay khi mang thai
Cơn đau cổ tay khi mang thai có thể tăng mức độ khi làm việc thường xuyên
– Khi bị đau cổ tay khi mang thai mẹ bầu thường có cảm giác tê và đau cổ tay, các ngón tay, có khi lan sang cả bàn tay, cảm giác đau giống như bị kim châm, đặc biệt là khi ngón tay bất động quá lâu. Cảm giác tê và đau thường tập trung ở ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa.
– Hội chứng đau cổ tay khi mang thai các ngón tay, cổ tay thường cử động khó khăn, đặc biệt các triệu chứng đau tăng mạnh vào ban đêm và sau khi ngủ dậy vào buổi sáng.
– Triệu chứng này thường xuất hiện từ tháng mang thai thứ 5 – thứ 6, thời điểm mà mắt cá chân và bàn chân mẹ bầu dễ sưng phù do cơ thể người mẹ tăng cân nhanh. Với những cơn đau nhẹ và nhất thời, mẹ bầu có thể nghỉ ngơi để giảm đau, tuy nhiên ở nhiều mẹ bầu triệu chứng này kéo dài đến vài tháng đến hết thời gian mang thai.
3. Làm thế nào để giảm đau cổ tay khi mang thai ?
Tập yoga giúp cải thiện tình trạng đau cổ tay khi mang thai
-
Thay đổi thói quen
Để giảm các cơn đau cổ tay khi mang thai mẹ bầu cần hạn chế những hoạt động dễ khiến cho tình trạng nghiêm trọng hơn, không bẻ khớp cổ tay, ngón tay, nên dành thời gian nghỉ ngơi ngắn cho đôi tay và làm một vài động tác kéo căng cơ tay để thư giãn cơ, khớp.
Thông tin bổ sung: Cách chữa đau cổ tay sau sinh đơn giản và hiệu quả nhất
-
Tư thế ngủ thích hợp
Trường hợp mẹ bầu bị đau cổ tay khi mang thai làm phiền bạn lúc nửa đêm hãy cố định tay ở một vị trí trung lập với một thanh nẹp tay. Cố gắng tránh nằm đè lên tay lúc ngủ và thay đổi tư thế ngủ, kê tay trên gối nếu bạn cảm thấy tay bắt đầu tê, nhức.
-
Tránh là việc quá sức
Thai phụ nên hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu tại một vị trí. Nếu chị em có nghề nghiệp đòi hỏi phải ngồi lâu thì tư thế ngồi phải thật vững sao cho hai chân có thể nâng lên nhẹ nhàng, chọn ghế ngồi phải có phần tựa và đặt thêm chiếc gối nhỏ phía sau lưng.
Đối với cổ tay thì mẹ bầu nên thường xuyên ngừng làm việc với tay kết hợp xoa bóp, massage để tăng cường sự lưu thông máu cũng như giúp cơ, giây chằng, dây thần kinh được thả lỏng từ đó giảm co cứng, tê mỏi. Tối nhất sau 30 phút làm việc nên cho tay nghỉ ngơi, thư giãn.
>> Video: Cải thiện tình trạng đau cổ tay khi mang thai
-
Tập luyện thể dục thể thao
Tập luyện các bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, giúp thư giãn phần cổ tay và giảm đau cổ tay khi mang thai. Các bài tập yoga được xem là lựa chọn tốt nhất dành cho mẹ bầu bởi các động tác đó sẽ làm tăng sức mạnh của bàn tay và hạn chế những triệu chứng khó chịu trên. Đồng thời nó còn giúp tắng cường sức đề kháng, sự dẻo dai cũng như sức khỏe của mẹ, từ đó giúp thai nhi cũng phát triển tốt hơn và khỏe mạnh hơn.
-
Chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng dành cho mẹ bầu vô cùng cần thiết, lúc này mẹ bầu phải bổ sung các loại vitamin và dưỡng chất nhiều hơn so với bình thường để thai nhi phát triển khỏe mạnh và phòng chống bệnh tật. Canxi được xêp và hàng ưu tiên, những chất dinh dưỡng mẹ bầu nên bổ sung, bởi lúc này, thai nhi sẽ rút một lượng lớn canxi từ cơ thể mẹ để hình thành xương và các móng… do đó nếu không bổ sung đầy đủ cơ thể mẹ sẽ thiếu canxi và khiến cho tình trạng đau cổ tay thêm nghiêm trọng và dễ bị yếu đi.
-
Thăm khám định kỳ
Trong trường hợp mẹ bị đau kéo dài và cảm thấy cơn đau trở nên trầm trọng hơn, cản trở giấc ngủ và sinh hoạt thường ngày thì mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn về cách chữa đau khớp cổ tay. Khi đó, bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng, thời gian mang bầu và sức khỏe của mẹ để đưa ra những lời khuyên và phương pháp điều trị thích hợp nhất. Nhiều trường hợp, mẹ bầu sẽ được bác sĩ cho dùng thanh nẹp tay hoặc dây đeo cổ tay nếu thấy cần thiết.
Qua những thông tin trên chắc hẳn mẹ bầu cũng phần nào yên tâm hơn về tình trạng đau cổ tay khi mang thai của mình. Bên cạnh đó thì đây là hội chứng phổ biến và có thể mất đi hoàn toàn sau khi sinh xong nên các biện pháp cải thiện trong thời gian đau có thể diễn ra nhẹ nhàng và không cần phải điều trị bằng thuốc.
Cần phải đọc : Những điều chị em cần biết về đau khớp cổ tay sau sinh
H.T (tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!