Bệnh gai cột sống không nên ăn gì để tránh ảnh hưởng sức khỏe?
Bệnh gai cột sống không nên ăn gì là câu hỏi được nhiều bệnh nhân cũng như người thân quan tâm và tìm hiểu. Tuy nhiên, không phải ai cũng tuân thủ đúng các yêu cầu về dinh dưỡng dành cho bệnh nhân gai cột sống. Không tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ khiến căn bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Gai cột sống là một chứng bệnh được hình thành từ các xương mọc ở phía ngoài và hai bên thân cột sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp. Mặt khác, gai xương là mỏm xương hoặc điểm lồi hay nhô ra tại các khớp. Các gai xương chỉ có chiều dài vài mm, hình thành do tổn thương bề mặt của khớp gây cản trở sự chuyển động của xương. Gai đôi cột sống có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cột sống người, đặc biệt là vùng lưng và cổ là 2 vị trí thường bị gai cột sống nhất.
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến bệnh gai cột sống
Bệnh gai cột sống không nên ăn gì?
Giống như các chứng bệnh về khớp khác, bệnh gai cột sống cũng cần có một chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp và tránh các thực phẩm không có lợi cho tình trạng bệnh. Cùng điểm qua một số các loại thực phẩm mà bệnh nhân gai cột sống cần tránh.
1/Thức ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều chất phụ gia
Bị gai cột sống nên kiêng gì? Các loại thức ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên, pizza, xúc xích, giăm – bông, hăm – bơ – gơ,… cùng một số loại thực phẩm chứa nhiều phụ gia và chất bảo quản như đồ đóng hộp là “kẻ thù không đội trời chung” của bệnh gai cột sống. Các loại thực phẩm này chứa nhiều chất béo hơn bình thường, chất làm ngọt aspartame, lượng calo cao nhưng giá trị dinh dưỡng kém khiến cho các gai xương phát triển nhanh chóng, khó kiểm soát dẫn đến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
2/Hạn chế các loại thịt đỏ
Bạn quan tâm: Tổng hợp những nguyên nhân gai cột sống phổ biến nhất
Bị gai cột sống nên kiêng ăn gì? đó chính là thịt đỏ
Các loại thịt đỏ ở đây bao gồm các loại thịt giàu đạm như trâu, bò, lợn, dê, chó,… Thông thường các loại thịt này khó tiêu hóa, dẫn đến ảnh hưởng xấu tới bệnh nhân gai cột sống. hơn nữa, bệnh nhân gai cột sống nạp vào lượng đạm nhiều hơn mức quy định sẽ làm tăng axit uric trong máu, gây ra các cơn đau khớp với cường độ mạnh. Mặt khác, gan phải hoạt động nhiều khi người ta ăn các loại thực phẩm này. Các loại thịt đỏ cũng giảm hiệu quả khi người bệnh đang điều trị gai cột sống bằng các phương pháp Đông y.
3/Giảm lượng đường, muối trong khẩn phần ăn
Người bệnh gai cột sống cần giảm lượng đường, muối có trong khẩu phần ăn hằng ngày của mình. Những người ăn quá mặn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong khi đó, những người ăn ngọt dễ mắc chứng đái tháo đường. Những căn bệnh trên đều gây ảnh hưởng không tốt tới bệnh gai cột sống, khiến tình trạng bệnh nặng hơn và việc chữa gai đôi cột sống khó khăn hơn.
4/Hạn chế các loại thức uống có cồn, nước có ga,…
Không chỉ bệnh gai cột sống mà hấu hết tất cả các loại bệnh, bệnh nhân luôn được yêu cầu hạn chế, thậm chí không được phép sử dụng các thức uống có cồn. Với bệnh gai cột sống thì phải kiêng nước có ga. Xét từ sâu xa, theo kinh nghiệm từ xưa, các bệnh đều có sự liên quan mật thiết với nhau, bệnh này có thể dẫn đến nhiều căn bệnh khác nhau.
Hơn nữa, rượu, bia hay nước ngọt khiến cho chức năng gan bị suy yếu, khả năng tẩy độc và lọc các chất cặn bã bị kém đi làm cho các cơn đau cột sống trở nên trầm trọng hơn.
Rượu, bia không tốt cho tất cả các bệnh, trong đó có gai xương khớp
Người bị gai cột sống sẽ cảm thấy rất khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày do các cơn đau ở vùng cột sống gây ra. Vì thế, người bị gai cột sống cũng như người thân cần chú ý đến các hoạt động hắng ngày của người bị gai cột sống, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh các loại thực phẩm đã nêu trên, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết như canxi, vitamin D,… sử dụng các thực phẩm chức năng (theo sự hướng dẫn của bác sĩ) và tuyệt đối không lạm dụng thuốc giảm đau.
Trên đây lâ những thông tin bệnh gai cột sống không nên ăn gì, mọi người hãy lưu ý để không làm ảnh hưởng đến tiến triển của bệnh. Tuy nhiên cũng không nên kiêng khem quá mức dẫn đến thiếu một số chất cần thiết. Vì vậy, để hiệu quả nhất hãy nhờ chuyên gia dinh dưỡng lên thực đợn mỗi ngày và mỗi tuần để đảm bảo.
Thúy Nhi (Tổng hợp).
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!