Bệnh gút kiêng gì để bệnh không tiến triển và tái phát lại?
Bệnh gút kiêng gì để quá trình điều trị bệnh diễn ra suôn sẻ, tình trạng đau nhức ít tái phát trở lại hơn. Tất cả những điều nên kiêng khi bị gout từ chế độ dinh dưỡng đến sinh hoạt sẽ được giải đáp qua những thông tin trong bài viết dưới đây.
Xem ngay:
>> Bệnh gút ăn rau gì và không nên ăn rau gì để tốt cho sức khỏe?
>> Lên thực đơn cho người bị gout để giảm viêm sưng do bệnh gây ra
1. Giải đáp: Bệnh gút kiêng gì?
Để bệnh được cải thiện, người bệnh gout cần chú ý những điều sau đây để tránh bệnh tiến triển nặng hơn.
-
Bệnh gút kiêng gì để tốt cho sức khỏe?
Bệnh gút nên ăn gì và kiêng ăn gì luôn là vấn đề nóng được bàn đến trên các diễn đàn bệnh gút và xương khớp. Bởi chế độ ăn uống chính là con dao 2 lưỡi đối với bệnh. Nếu ăn đúng cách, một mặt giúp giảm đau nhức, viêm sưng, mặt khác khiến bệnh thêm trầm trọng hơn nếu không kiêng cữ. Vậy khi bị bệnh gút kiêng ăn những gì?
Không nên ăn gì khi bị gút?
# Bệnh gút không nên ăn thức ăn chứa purin
Rất nhiều thực phẩm có hàm lượng purin trung bình và cao được các chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế khi bị bệnh gút. Theo nghiên cứu Neww England Journal of Medicine việc sử dụng hàm lượng lớn thực phẩm chứa purin và protein khiến tình trạng gút tiến triển nhanh hơn, dễ biến chứng hơn.
Thực phẩm chứa purin trung bình gồm các loại như giá đỗ, gia cầm, hải sản… Trong khi đó, thực phẩm chứa purin cao có ở các loại thực phẩm như măng tây, nấm, socola và các loại phủ tạng động vật gan, thận, cật, lòng, lá lách, dạ dày…
# Không ăn các loại thực phẩm chua, lên men
Các loại thực phẩm chua, lên men khi nạp vào cơ thể sẽ khiến lượng acid uric lắng đọng tại khớp tăng cao từ đó gây ra các cơn gút cấp khiến người bệnh đau nhức dữ dội hơn. Chính vì thế khi bị bệnh gút nên kiêng các loại thực phẩm dưa muối chua, cà muối, nem chua, xoài, cóc ngâm, chanh…
# Nên kiêng thực phẩm giàu chất béo
Người bệnh gút khi sử dụng các loại đồ ăn chứa nhiều chất béo bởi nó sẽ tăng hàm lượng cholesterol trong máu, gia tăng sự rối loạn chuyển hoá và khiến acid uric trong máu tăng lên. Các loại thực phẩm chứa chất béo gồm da, mỡ động vật, thức ăn nhanh, đồ chiên xào, mì tôm…
# Không uống đồ chứa chất kích thích
Bên cạnh thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, người bệnh cũng nên chú ý về các loại đồ uống, không nên uống gì khi bị gút để tránh ảnh hưởng xấu đến bệnh.
Rượu bia là thứ người bệnh gout nên tránh xa
Các chuyên gia cho biết, khi bị gút người bệnh không nên sử dụng đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, soda, cà phê, nước ngọt, đồ uống có ga… Bởi các loại đồ uống này làm tăng lắng đọng của acid uric trong máu khiến tình trạng viêm đau thêm nghiêm trọng.
Ngoài ra, một số loại nước ép chanh, cam, bưởi, dứa… cũng cần hạn chế cho người bệnh gút.
-
Bệnh gout không nên làm gì?
Bệnh gút kiêng gì ngoài chế độ dinh dưỡng những việc dưới đây người bệnh cũng không nên làm khi bị gout.
– Không nên tập thể dục với cường độ nặng, một số môn thể thao như cử tạ, đá bóng… bởi vận động mạnh gây chèn ép, khiến tổn thương tại khớp gout thêm nghiêm trọng hơn.
– Không nên làm việc quá nặng, quá nhiều khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng stress. Tinh thần có ảnh hưởng lớn đến tình trạng bệnh làm gia tăng các cơn gút cấp do đó mọi người nên để cơ thể được thoải mái, thư thái.
– Không nên để cơ thể bị thừa cân, cũng không nên giảm béo quá nhanh. Do trọng lượng quá cao sẽ gây chèn ép cho gút, trong khi đó giảm cân quá nhanh khiến lượng mỡ phân giải nhiều từ đó khả năng bài tiết các chất độc hại, acid uric khỏi đường tiểu cũng giảm.
– Không nên để cơ thể dầm mưa, thức quá khuya hay để cơ thể bị lạnh.
– Không nên ngâm chân nước quá nóng khi bị gout đặc biệt là trường hợp gút cấp tính.
2. Giải pháp điều trị bệnh hiệu quả cho người bệnh gout
Những điều cần kiêng về chế độ ăn uống và hoạt động sinh hoạt thường ngày trên chỉ góp một phần giúp bệnh không tiến triển nhanh hơn chứ không có tác dụng điều trị. Bởi vậy để thoát khỏi những cơn đau nhức, viêm sưng do gút gây ra, mọi người cần kết hợp với các phương pháp trị bệnh.
Chữa bệnh gout theo phác đồ điều trị cụ thể
Trước tiên, người bệnh cần đến cơ sở chuyên khoa xương khớp uy tín để được chẩn đoán và điều trị. Tại đây căn cứ vào tình hình cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ chữa trị bệnh gout phù hợp nhất, hiệu quả nhất và ít tái phát trở lại.
Phương pháp được áp dụng phổ biến cho người bệnh hiện nay chính là sử dụng thuốc kết hợp vật lý trị liệu và chế độ ăn uống, sinh hoạt thường ngày. Tuỳ vào cơ địa mỗi người mà phác đồ chữa trị sẽ khác nhau.
Qua những thông tin trên chắc hẳn mọi người đã biết bệnh gút kiêng gì để không ảnh hưởng đến bệnh. Hãy thực hiện đúng để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt hơn và nhanh hơn tránh bệnh kéo dài gây biến chứng nguy hiểm.
Có thể bạn chưa biết:
T.H (Tổng hợp).
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!