Lên thực đơn cho người bị gout để giảm viêm sưng do bệnh gây ra
Việc lên thực đơn cho người bị gout sẽ giúp người bệnh sử dụng đúng những thực phẩm có lợi cho sức khoẻ, hỗ trợ quá trình điều trị một cách tốt nhất. Do chế độ ăn uống hàng ngày là một trong những yếu tố chính gây bệnh và khiến bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn.
Xem ngay:
>> Bị bệnh gout nên ăn gì để hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất?
>> Bị gút ăn măng chua có tốt không? Nếu không muốn nhập viện xem ngay thông tin này
1. Mục tiêu thực đơn cho người bị bệnh gout hàng ngày
Khi lên thực đơn cho người bị gout mọi người cần hướng đến những mục tiêu sau:
Lên thực đơn cho người bệnh sẽ giúp cải thiện các cơn đau gout
- Bổ sung nhóm chất có lợi cho sức khoẻ người bệnh, nhóm thực phẩm đó phải chứa ít purin.
- Tăng cường sử dụng thực phẩm có tác dụng giảm nồng độ acid uric trong máu.
- Đào thải acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể qua một số loại thực phẩm, đồ uống.
- Giảm đau, giảm viêm, phòng ngừa cơn đau tái phát nhờ các loại thực phẩm dùng trong bữa ăn hàng ngày.
- Tăng cường sức mạnh gân, cơ bắp, giúp xương khớp chắc khoẻ cử động linh hoạt hơn.
- Tăng cường sức khoẻ, sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ quá trình điều trị tốt nhất có thể.
Để đạt được mục tiêu này, người bệnh cần phải lên kế hoạch tìm hiểu thực phẩm người bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn và những thực phẩm không nên ăn. Từ đó điều chỉnh sau cho mang lại kết quả.
2. Lên thực đơn cho người bị gout
Tuỳ vào giai đoạn mắc bệnh cũng như thể trạng của mỗi người mà thực đơn sử dụng hàng ngày sẽ khác nhau. Dưới đây là một số món ăn nên nằm trong thực đơn điều trị gout trong trong trường hợp gout cấp tính mọi người nên tham khảo và thực hiện.
-
Thực đơn cho người bị gout không nên bỏ qua món lá lốt rán trứng
Đây là món ăn tốt cho người bệnh trong giai đoạn phát bệnh do lá lốt có tác dụng giảm đau nhức, viêm sưng xương khớp vô cùng tốt trong khi đó trứng cũng là thực phẩm được khuyên dùng để bổ sung lượng protein cần thiết cho người bị gout.
Món ăn tốt cho bệnh nhân gout
Cách thực hiện:
– Người bệnh cần chuẩn bị 50g lá lốt cùng 1 quả trứng gà.
– Lá lốt đem rửa sạch, để ráo rồi thái nhỏ.
– Cho chảo lên bếp, đổ 1 ít dầu làm nóng, tiếp theo cho lá lốt vào rồi đảo đều.
– Khi lá lốt chuyển màu sẫm và thơm thì đập trứng vào dùng đũa đảo đều cho lá lốt và trứng trộn lẫn vào nhau, thêm gia vị.
– Trứng chín thì tắt bếp và ăn khi còn nóng.
-
Cà tím (cà dái dê) trộn dầu vừng là món ăn tốt cho bệnh gout
Món ăn này rất tốt cho người bệnh gout trong giai đoạn điều trị. Các nguyên liệu rất lành tính giúp cải thiện các triệu chứng bệnh và hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt.
Cách thực hiện
– Trước tiên, mọi người cần sử dụng khoảng 250g cà tím, ít xì dầu, dầu mè và gia vị.
– Cà đem rửa sạch, rồi cho vào nồi luộc chín cả quả.
– Vớt cà, đem thái miếng vừa ăn.
– Cho cà vào bát to bắt đầu trộn dầu vừng, xì dầu và gia vị cho vừa ăn.
– Trộn đều để gia vị ngấm đều cà.
Bên cạnh cà tím, một số món rau củ trộn khác như bắp cải, khoai tây, củ cải với cách thực hiện tương tự cũng rất tốt cho người bệnh gout trong quá trình điều trị, giảm acid uric trong máu.
-
Bổ sung canh bí xanh đậu đỏ và thực đơn người bị gout
Bí xanh, đậu đỏ đem nấu canh sẽ giúp lợi tiểu, tăng khả năng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể tốt hơn. Do vậy trong thực đơn cho người bị gout, các bạn hãy bổ sung món này thường xuyên.
Thực đơn cho người bị gout nên bổ sung thêm món ăn từ đậu đỏ
Cách thực hiện:
– Dùng khoảng 300g bí xanh, 100g đậu đỏ cùng 1,5 lít nước.
– Bí xanh để nguyên vỏ đem đi rửa sạch sau đó thái miếng nhỏ.
– Cho nước vào nồi cùng với bí ninh nhừ.
– Lọc lấy nước bí cho đậu đỏ đã rửa sạch và ngâm vào nấu mềm.
-
Nước ép nho và táo tăng cường hiệu quả điều trị gout
Cả nho và táo đều chứa hàm lượng lớn vitamin C, đường glucose tốt cho cơ thể, tăng khả năng thải acid uric ra ngoài cơ thể. Do đó người bệnh có thể sử dụng 1 cốc nước ép này mỗi ngày.
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị nho tươi và táo mỗi loại khoảng 200g; mật ong và nước cốt chanh mỗi loại 1 thìa cà phê.
– Táo và nho sau khi mua về đem ngâm nước muối loãng và rửa sạch, bỏ hạt.
– Cho vào máy xay sinh tố ép lấy nước.
– Đổ nước ra cốc thêm ít nước nguội, mật ong, chanh vào khuấy đều là sử dụng được.
Ngoài nước ép nho táo, mọi người có thể thay đổi bằng nước ép cherry, nước ép dâu tây, nước ép việt quất, nước ép cần tây, nước ép bí đao… cũng rất tốt.
Mọi người hoàn toàn có thể thay đổi thực đơn trên sao cho phù hợp với sở thích ăn uống của mình. Chỉ cần dùng những thực phẩm giàu vitamin C, giúp đào thải acid uric ra khỏi cơ thể mọi người có thể kết hợp mỗi ngày để hỗ trợ quá trình điều trị.
Trên đây là thực đơn cho người bị gout mọi người có thể tham khảo và thực hiện ngay tại nhà. Để có một thực đơn đảm bảo, người bệnh hãy gặp bác sĩ điều trị hay chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn lên danh sách món cần thiết phải bổ sung và thực phẩm cần hiêng không nên sử dụng.
Đọc thêm:
Bệnh gút kiêng gì để bệnh không tiến triển và tái phát lại?
Người bị gút ăn lạc nhiều có tốt không, lợi và hại như thế nào?
T.H (Tổng hợp).
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!