Cao xương khớp gồm những loại nào, sử dụng cho người bệnh xương khớp có tốt không?
Cao xương khớp là sản phẩm được người cao tuổi ưa chuộng. Thay vì phải sắc thuốc uống, việc sử dụng cao đơn giản hơn rất nhiều. Vậy cao xương khớp thường được làm bởi nguyên liệu gì, cách dùng thế nào và loại cao này có thực sự tốt không?
Nên đọc:
>> 6 cây thuốc Nam là “tiên dược” chữa bệnh đau nhức xương khớp ít ai ngờ đến!
>> Không chỉ hỗ trợ chữa ung thư, cây xạ đen còn giúp “đánh bay” cả bệnh đau xương khớp
1. Cao xương khớp là gì?
Nhiều người không biết cao xương khớp là gì được làm từ đâu? Theo các lương y thì cao xương khớp là sản phẩm được ngành y học cổ truyền nghiên cứu và bào chế. Cao có dạng cô đặc có màu đen hoặc nâu đen. Nguyên liệu để nấu cao xương khớp thường từ các cây thuốc, thảo dược thiên nhiên.
Cao được nấu thay vì các thang thuốc để mọi người về sắc uống. Do đó những người bận rộn không có thời gian sắc thuốc có thể mua cao về sử dụng vô cùng tiện lợi.
Cao xương khớp có tác dụng gì?
-
Thành phần và các loại cao xương khớp
Cao xương khớp có thành phần chính là các cây thảo dược được thu hái trên núi hoặc nấu từ xương của các loại động vật. Mỗi cơ sở sản xuất cao sẽ có công thức bào chế khác nhau để tạo nên các bài cao chữa xương khớp.
Một số loại cao trị bệnh xương khớp được sử dụng hiện nay gồm:
– Cao quy bản
– Cao ban long
– Cao dê Tây Tạng
– Cao xương báo
– Cao xương gấu
– Cao xương hổ
– Cao xương khỉ
– Cao ngựa
Ngoài ra, còn các loại cao được làm từ cây thuốc, thảo dược thiên nhiên nổi tiếng là cao bột xương khớp Đại Việt, cao xương khớp Triệu Hòa …
Tuy nhiên hiện nay các loại cao xương khớp được chế biến từ các động vật đang được khuyến cáo hạn chế sử dụng, nhiều loại còn bị cấm bán trên thị trường. Do đó nhiều người bệnh đau xương khớp chuyển sang tìm hiểu và dùng cao từ thảo dược, cây cỏ nhiều hơn.
Cao xương khớp giúp điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, tốt cho sức khỏe
-
Công dụng của cao xương khớp là gì?
Do được bào chế từ nhiều nguyên liệu khác nhau, đều là những nguyên liệu quý hiếm nên lợi ích của các loại cao này với sức khỏe càng tốt hơn. Rất nhiều công dụng khác nhau của cao xương khớp đã được chỉ ra trong đó điển hình nhất giúp điều trị nhiều bệnh lý về xương khớp khác nhau như:
– Trị đau mỏi vai gáy
– Tê bại cẳng tay, cẳng chân
– Chữa gai cột sống, thoái hóa đốt sống, thoái vị đĩa đệm
– Trị chứng đau mình mẩy mỗi khi ngủ dậy.
– Phòng chống loãng xương, đau mỏi các khớp.
…
Ngoài tác dụng chữa các bệnh về xương khớp, loại cao này còn giúp tăng cường sức khỏe, tốt cho người bị suy nhược cơ thể, mới ốm dậy…
Cao xương khớp có thể dùng cho bất cứ đối tượng nào cả nam và nữ mắc các bệnh lý về xương khớp. Tuy nhiên tốt nhất vẫn là dùng cho người trung tuổi hoặc cao tuổi.
-
Sử dụng cao xương khớp như thế nào?
Với bất cứ loại cao nào, việc sử dụng cũng đều giống nhau chỉ khác về liều lượng sử dụng và thời gian dùng trong bao lâu.
Mỗi lần người bệnh lấy một lượng cao nhất định (tùy vào mỗi loại) bẳng cách dùng dao cắt.
Tiếp đến cho vào chén nhỏ hoặc bát nhỏ để vào nồi cơm hấp cách thủy. Ngoài ra, còn có thể uống chung với nước ấm sau bữa ăn hay ăn cùng với cháo nóng.
Cao xương khớp được khuyên dùng theo đợt thường trong khoảng 1 tháng. Không nên uống kéo dài đặc biệt với cao xương động vật bởi sẽ dẫn đến thừa chất không tốt với cơ thể.
Dùng cao xương khớp chữa bệnh có thực sự hiệu quả không?
Đây là câu hỏi mà rất nhiều bệnh nhân xương khớp đặt ra trước, trong và ngay cả sau khi sử dụng hết cao. Bởi cũng giống như các loại thuốc, phương pháp điều trị bệnh xương khớp khác, cao cho tác dụng nhanh chậm tùy vào cơ địa của mỗi người. Bên cạnh đó thì chất lượng cao đóng vai trò quyết định có mang lại kết quả hay không.
Bị đau xương khớp dùng cao để chữa có tốt không?
Các ý kiến khác nhau về việc sử dụng cao xương khớp sau khi sử dụng của một số người bệnh.
“Tôi bị đau khớp gối nhiều năm nay tôi có áp dụng đủ cách chữa từ sử dụng các bài thuốc dân gian, thuốc tây rồi đi trị liệu vật lý nhưng cũng chỉ cải thiện một thời gian ngắn rồi lại tái phát. Sau khi nghe dùng cao xương khớp vừa giúp điều trị bệnh hiệu quả lại giúp khỏe thêm, tôi đã bảo con trai đặt mua 1 lạng về dùng thử.
Mỗi lần tôi cắt khoảng 5g cho vào chén uống nước rồi hấp vào nồi cơm. Sau khi ăn cơm xong thì lấy thìa xúc ăn khi cao còn ấm. Khoảng nửa tháng đầu dùng không có chuyển biến gì nhưng sau đó tôi thấy người khỏe lên, đi lại dễ dàng hơn và triệu chứng bệnh ít xuất hiện hơn hẳn kể cả ngồi xổm” – Cô Nguyễn Thị Nga (Tam Đảo – Vĩnh Phúc) chia sẻ.
Trái lại, chú Hoàng Xuân Nam – 56 tuổi – Hà Nội cho biết: “Nghe nói cao xương khớp vừa giúp trị bệnh lại giúp khỏe thêm rất tốt cho người trung niên và cao tuổi nên tôi có mua về dùng để chữa bệnh thoái hóa cột sống lưng nhưng khi sử dụng thì tôi lại không thấy tốt như những gì mọi người thường nói. Sau khi dùng hết cao tôi không hề cảm nhận được cao có mang đến tác dụng gì không”.
Thực trạng hiện nay là cao xương khớp không rõ nguồn gốc được làm giả rất khó để phân biệt với cao thật. Về hiệu quả của cao tùy vào cơ địa từng người bệnh xương khớp. Chính vì vậy, người bệnh nên thăm khám, tìm hiểu kỹ thông tin về cao xương khớp trước khi mua và sử dụng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Giảm đau xương khớp tức thì nhờ bài thuốc từ lá ngũ trảo
3 loại miếng dán giảm đau của Nhật được ưa chuộng tại Việt Nam
Thu Hà (T/h).
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!