Chụp X-quang cột sống cổ: 6 thông tin cần thiểt tuyệt đối không nên bỏ qua
Chụp X-quang cột sống cổ là cách đơn giản để phát hiện triệu chứng cận lâm sàng của các bệnh lý về cột sống. Vậy khi nào thì nên đi chụp X-quang cột sống cổ, các bước tiến hành ra sao, cần lưu ý những gì? Những ai đang có ý dịnh đi chụp X-quang cột sống cổ không nên bỏ qua 6 thông tin sau đây!
1. Chụp X-quang cột sống cổ là gì?
Chụp X-quang cột sống cổ là việc sử dụng máy chụp có các chùm tia X năng lượng cao chụp, ghi lại được hình ảnh các đốt sống cổ và phản chiếu trên một tấm phim.
Tia X này khi đi qua cơ thể, với các lớn da, mỡ, cơ, bắp… sẽ cho hình ảnh màu xám đen còn hệ xương khớp sẽ phản chiếu màu trắng. Các chuyên gia cho biết, do xương có cấu trúc đặc nên tia X không thể đi qua giống như các bộ phận khác. Vì vậy, việc thực hiện chụp X-quang sẽ cho hình ảnh rõ nét và phát hiện được bất thường, bệnh lý về xương khớp như thoái hoá đốt sống cổ, thoát vị…
2. Những trường hợp nên tiến hành chụp X-quang cột sống cổ
Các chuyên gia xương khớp khuyến cáo bệnh nhân nên tiến hành chụp X-quang cột sống càng sớm càng tốt. Vì thế, ngay khi vùng cột sống cổ có cảm giác đau nhức bất thường và kéo dài dai dẳng, tê mỏi và khó khăn khi xoay, nghiêng cổ sang 2 bên bệnh nhân nên đến bệnh viện để được khám, chụp theo chỉ định.
Ngoài ra, những trường hợp sau đây nhất định phải chụp X-quang cột sống cổ:
– Bị đau, nứt, gãy đốt sống cổ sau chấn thương.
– Khi người bệnh nghi ngờ mình mắc phải bệnh lý nào đó liên quan đến cột sống cổ như: Thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống cổ, đau vai gáy…
– Người bệnh bị loãng xương, có xương phát triển bất thường, khối u hoặc u nang.
Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu thoái hoá đốt sống cổ và cách chăm sóc để cải thiện bệnh
Khi thấy cột sống cổ bị đau nhức kéo dài hãy đi khám, chụp chiếu
3. Cần chuẩn bị gì trước khi tiến hành chụp X-quang cột sống cổ
Để kết quả chụp chiếu chính xác, trước khi tiến hành chụp X-quang bạn sẽ phải chuẩn bị một số điều sau:
– Tìm địa chỉ khám bệnh có cơ sở vật chất đảm bảo.
– Mang bảo hiểm y tế (nếu có) và một số tiền nhất định, dự phòng một số kiểm tra phát sinh sau khi chụp X-quang mà bác sĩ yêu cầu.
– Hoàn thành thủ tục cần thiết theo hướng dẫn.
– Tháo bỏ trang sức, vật bằng kim loại, miếng dán giảm đau hay thiết bị nha khoa (niềng răng), kính…
– Trong trường hợp đang mang thai, bạn nên thông báo cho bác sĩ và kỹ thuật viên để tránh ảnh hưởng đến thai nhi bởi bức xạ từ quá trình chụp này có thể gây hại.
– Nhớ phải đứng thẳng và nghe theo yêu cầu của bác sĩ để thu được kết quả chính xác.
– Vào phòng chụp X-quang khi được gọi tên.
4. Các bước tiến hành chụp X-quang cột sống cổ
Bệnh nhân chụp X-quang cột sống cổ được thực hiện theo 5 bước sau:
– Bước 1: Bệnh nhân sẽ đứng thẳng. Sau đó bác sĩ, kỹ thuật viên sẽ sử dụng kỹ thuật chụp X-quang cột sống cổ chếch hai bên, chụp thẳng nghiêng, chụp trước sau; chụp từ bên trên CI – CII (bệnh nhân được yêu cầu há miệng để chụp).
– Bước 2: Bác sĩ, kỹ thuật viên sẽ chụp thêm 5 hình ảnh lúc bạn đang ở tư thế ưỡn người hay gập người.
– Bước 3: Sau khi chụp xong, bạn sẽ phải ngồi chờ khoảng 5 – 10 phút để bác sĩ, kỹ thuật viên theo dõi, rửa phim. Nếu thấy hình ảnh không được nét có thể ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán, bạn sẽ được yêu cầu chụp X-quang lại.
– Bước 4: Khi đã rửa phim chụp xong, bạn mang đến phòng khám để được thông báo kết quả và chẩn đoán tình trạng.
Lưu ý: Trong trường hợp chụp X-quang nhưng kết quả không rõ ràng, hay có tổn thương ở dây thần kinh, đĩa đệm, bạn sẽ được yêu cầu chụp cộng hưởng từ MRI.
Người bệnh sẽ được hướng dẫn để chụp đúng tư thế
5. Chẩn đoán bệnh qua hình ảnh chụp X-quang cột sống cổ
Mọi tổn thương của vùng cột sống cổ đều được phản chiếu lên tấm phim. Bạn có thể nhìn thấy một số bất thường và sẽ được các bác sĩ phân tích. Dưới đây là một số bệnh điển hình thông qua phim chụp X-quang có thể nhìn thấy:
- Trường hợp bị trật khớp hay nứt, gãy cột sống cổ
Bạn có thể thấy được tại vùng đốt sống có khe hay bị lệch sang một bên.
- Trường hợp bị thoái hoá đốt sống cổ
+ Mất đường cong sinh lý tại cột sống cổ, có thể ở đốt sống cổ dưới hay đốt sống cổ trên.
+ Có gai xương nhô ra tại cạnh rìa đốt sống
+ Độ phồng của đốt sống không còn có thể bị ngắn lại ở đốt sống nào đó
+ Xương, sụn cột sống bị đặc
+ Khe gian cột sống hẹp, mất lỗ liên hợp
Hình ảnh X-quang cột sống cổ
Chẩn đoán chính xác bệnh sớm sẽ giúp quá trình điều trị thoái hoá đốt sống cổ, gai cột sống cổ hay thoát vị đĩa đệm đạt hiệu quả và chữa bệnh ít tốn kém hơn.
6. Chụp X-quang đốt sống cổ có gây tác dụng phụ không?
Do lượng bức xạ nhỏ nên những người bình thường hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì với sức khoẻ, cơ thể nên bạn có thể yên tâm. Chỉ một số trường hợp sau mới gặp phải tác dụng phụ:
– Phụ nữ có thai: Do lượng bức xạ này dù nhỏ nhưng với phôi thai đang trong quá trình hình thành sẽ không tốt ảnh hưởng đến sự phát triển thậm chí gây dị dạng.
– Trường hợp người bệnh được chỉ định tiêm chất cản quang để hình ảnh chụp rõ nét, khi đó người bệnh có thể gặp phải một số phản ứng như chóng mặt; buồn nôn, nôn; người nổi mẩn, ngứa; có cảm giác kim loại trong miệng; tụt huyết áp hay sốc phản vệ là phản ứng phụ nguy hiểm có thể xảy ra.
Trên đây là những thông tin tổng hợp về chụp X-quang cột sống cổ. Ngoài công nghệ này, bạn có thể thực hiện chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp… để có kết quả chi tiết hơn và chính xác hơn.
Tham khảo: Chữa thoái hoá đốt sống cổ ở đâu an toàn, uy tín nhất?
T.H (Tổng hợp).
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!