Nhận biết dấu hiệu bệnh gút để tìm hướng điều trị nhanh, đơn giản nhất

Dấu hiệu bệnh gout thường biểu hiện khá rõ ràng khi bệnh trở nặng. Sau đây là những chia sẻ của anh Minh khi có những dấu hiệu bệnh gout khá trầm trọng. Cụ thể, anh thường xuyên bị đau nhức ở ngón tay và ngón chân cái, nhìn kỹ thấy có dấu hiệu sưng tấy. Sau khi đi khám anh được biết mình đã bị nhiều dấu hiệu bệnh gút. Cũng như nhiều người, anh Minh thắc mắc bệnh gout là gì và những dấu hiệu bệnh gút cụ thể như thế nào?

1. Bệnh gout là gì và những dấu hiệu bệnh gút

Bệnh gout là gì? Thực chất bệnh gout (còn gọi là bệnh thống phong) là một dạng viêm xương khớp, viêm khớp. Bệnh về rối loạn chuyển hóa trong cơ thể như tăng sản xuất hoặc giảm đào thải axit uric trong máu. Cụ thể, bệnh hình thành do sự kết đọng các tinh thể muối urat trong các khớp xương.

Tình trạng này gây ra nhiều cơn đau nhức, sưng đỏ. Những vị trí dễ bắt gặp các dấu hiệu bệnh gút là bàn tay, bàn chân, mắt cá chân, điều này khiến người bệnh bị hạn chế vận động. Đặc biệt bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, nhất là những người thường xuyên uống rượu bia, ăn nhiều thức ăn có chứa đạm. Chính vì thế mà bệnh goutte được xếp vào dạng bệnh lý nguy hiểm.

Theo Bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan – Trưởng khoa cơ xương khớp, BV 115 Nhân dân: Bệnh gout từng được ví von là “bệnh nhà giàu” vì người bệnh thường là người giàu có, tuy nhiên hiện nay quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Theo thống kê của khoa nội Cơ xương khớp BV 115 Nhân dân, trong vài năm trở lại đây bệnh gout chiếm khoảng 10% các bệnh khớp điều trị tại khoa.

Thực tế, do đời sống kinh tế ngày càng phát triển, con người dần thay đổi thói quen, chuyển từ ăn nhiều rau củ sang ăn nhiều thịt cá, thực phẩm nấu sẵn, kèm theo lười vận động,… vì thế mà sớm muộn gì cũng góp phần khiến bệnh gout khởi phát. Nhưng có khá nhiều người chủ quan, không biết rõ về dấu hiệu bệnh gút cũng như nguyên nhân gây bệnh gout nên không thể điều trị kịp thời.

Theo nghiên cứu đăng tải trên Medicalnewstoday cho biết, tỷ lệ mắc bệnh gout ở Mỹ đã tăng lên trong 20 năm qua. Đến giai đoạn từ năm 2008 trở đi, có tới 8,3 triệu (tương đương 4%) người Mỹ trưởng thành mắc bệnh gout.

Tỷ lệ đàn ông mắc bệnh cao hơn phụ nữ, với 6,1 triệu đàn ông so với 2,2 triệu phụ nữ. Đàn ông người Mỹ gốc Phi lại bị bệnh gout nhiều hơn so với đàn ông da trắng, với tỷ lệ 10,9% ở đàn ông da đen và 5,8% ở đàn ông da trắng.

Bên cạnh màu da thì cơ hội mắc bệnh còn tăng lên theo độ tuổi, độ tuổi mắc bệnh cao nhất là 75. Riêng phụ nữ chỉ thường mắc bệnh sau khi mãn kinh.

Xem ngay: Bệnh gút sống được bao lâu và biến chứng nguy hiểm

dấu hiệu bệnh gout hình thành

Quá trình hình thành bệnh gout

2. Nhận biết dấu hiệu bệnh gút

So với những bệnh lý khác thì dấu hiệu bệnh gút khá đặc trưng, dấu hiệu mắc bệnh gút thường biểu hiện theo từng giai đoạn. Có thể tóm tắt những giai đoạn của bệnh gout như sau: Ở vào giai đoạn đầu khi mà nồng độ uric có trong máu tăng cao lên nhưng bệnh chưa thực ra gây ra nhiều triệu chứng cụ thể. Dần dần các tình thể axit uric này bắt đầu tích tục lại dần trong chất dịch của khớp, ban đầu sẽ là ở một khớp cụ thể, điển hình là khớp ngón chân cái, lúc này cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách khiến khớp xương sưng lên đột ngột và gây ra các cơn đau cấp.

Thống kê cho thấy có khoảng 10-25% người bị bệnh gout sẽ bị sỏi thận, từ 10-40% người bệnh gout bị sỏi thận trước khi thực sự phát ra các cơn đau khớp. Sau đợt phát tác các cơn đau cấp này khớp và các mô xung quanh sẽ trở lại bình thường như trước, vì thế người bệnh thường chủ quan và bỏ qua, nghĩ rằng mình không bị bệnh gì.

Nhưng càng về sau này các cơn đau sẽ xuất hiện trở lại, mức độ đau tăng lên, tần suất xuất hiện nhiều hơn và cơn đau kéo dài lâu hơn, thông thường kéo dài khoảng 2 năm. Nếu để những dấu hiệu bệnh gút này lâu ngày thì bệnh sẽ tiến triển thành bệnh gout mãn tính.

Tới giai đoạn mãn tính thì bệnh sẽ phát triển rất nhanh, tấn công nhiều khớp xương hơn, từ khớp nhỏ đến tất cả các khớp lớn. Lúc này cơn đau sẽ mạnh hơn, không còn khoảng cách giữa các cơn đau. Nhiều người lầm tưởng triệu chứng bệnh gout này với các dấu hiệu bệnh viêm khớp khác, vì thế không tập trung chữa trị vào đúng bệnh mà điều trị lan man nhằm làm dứt các cơn đau, tuy nhiên đây chính là cách suy nghĩ sai lầm khiến bệnh tình ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Đọc thêm: Ngón chân cái bị sưng nhức: Nguyên nhân và cách điều trị

dấu hiệu bệnh gút đau

Dấu hiệu bệnh gout được chia theo hai giai đoạn chính của bệnh

Dưới đây là những dấu hiệu bệnh gút cụ thể được chia ra làm 2 giai đoạn:

  • Dấu hiệu bệnh gút ở giai đoạn đầu

Ở giai đoạn đầu, tuy nồng độ axit uric trong máu tăng cao nhưng chưa gây ra những triệu chứng bệnh gout đáng chú ý. Chỉ do những tinh thể axit uric tích tụ tại một khớp sẽ gây ra các đợt viêm khớp cấp (gout cấp), biểu hiện chính là nóng, sưng mềm và đau tại một số khớp, nhất là ngón chân cái.

Các cơn đau này thường có dấu hiệu bệnh gút rõ ràng nhất vào ban đêm, đau kéo dài đến vài tiếng. Sau khi cơn đau giảm đi có thể nhận thấy một số dấu hiệu bệnh gút khác như: bong tróc da, ngứa, đau ở xung quanh khớp. Hầu hết các vùng da này đều bị tím đỏ như nhiễm trùng.

Kèm theo sưng đau là triệu chứng sốt, lạnh run, cử động cơ thể trở nên khó khăn hơn. Một số hạt tophi nổi trên các khớp, xung quanh khớp hoặc ở vành tai.

Tuy nhiên, cơn đau có thể giảm trong vòng vài ngày hoặc 1 tuần sau đó, không xuất hiện trở lại cho đến khoảng 2 năm sau. Sự ngắt quãng này khiến người bệnh chủ quan, tưởng là đã khỏi bệnh.

  • Dấu hiệu bệnh gút ở giai đoạn muộn

Vào giai đoạn này, các cơn đau khớp xảy ra thường xuyên hơn, kéo dài thời gian và xảy ra cùng lúc ở nhiều khớp. Có cơn đau nhẹ trong vài giờ hoặc vài ngày là chuyện phổ biến, đặc biệt hơn là những cơn đau kinh khủng, kéo dài dai dẳng vài tuần đến vài tháng. Khoảng cách những cơn đau không rõ ràng, nhưng càng để lâu thì cơn đau càng tăng lên.

Tình trạng viêm khớp xảy ra nhiều ở tay, chân, có tính chất đối xứng, có thể kèm theo nhiều cục u xuất hiện tại các khớp ngón tay, bàn tay, cổ tay, ngón chân, bàn chân, mắt cá, đầu gối,… Sưng ở túi dịch đệm tại khuỷu tay, đầu gối.

Viêm, sưng kéo dài khiến khớp bị biến dạng, co cứng khó cử động, để lâu dẫn tới teo cơ. Bệnh còn khiến nhiều người có thể bị mắc các bệnh khác như tim mạch, sỏi thận, suy thận mãn tính,…

Ngay khi đã có những dấu hiệu bệnh gút điển hình kể trên thì bệnh sẽ phát triển rất nhanh, có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống hằng ngày của người bệnh.

Vì vậy, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bệnh gút, dù nhỏ nhất thì các bạn nên đến ngay bệnh viện uy tín để thăm khám, nghe chẩn đoán và lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Từ đó mới có thể tìm ra phương pháp điều trị bệnh gout kịp thời, tránh khỏi những hậu quả đáng tiếc.

dấu hiệu bệnh gout

Những dấu hiệu bệnh gút đặc trưng

3. Nguyên nhân gây ra những dấu hiệu bệnh gút

Sau khi nhận biết những dấu hiệu bệnh gút thì người bệnh cần thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh. Nguyên nhân gây bệnh gout chính xác nhất xuất phát từ bên trong cơ thể người bệnh, do nồng độ acid uric trong máu tăng cao, có tới khoảng 21% người bệnh gout mắc bệnh do nguyên nhân này, được gọi là tình trạng tăng nồng độ uric máu. Tuy nhiên, không phải ai bị tăng nồng độ acid uric trong máu cũng bị bệnh gout, nguyên nhân này chỉ xuất hiện ở một bộ phận nhỏ.

Ngoài ra còn có khá nhiều yếu tố có nguy cơ làm tăng nồng độ acid uric trong máu xuất phát từ nguyên nhân khách quan mà các bạn nên tham khảo:

  • Do giới tính: Tỷ lệ nam giới bị bệnh cao hơn so với nữ giới.
  • Do di truyền: Tiền sử gia đình đã có người bị bệnh gout, nếu trong gia đình có cha mẹ bị bệnh gout thì bạn có 20% khả năng sẽ mắc bệnh gout.
  • Người thường xuyên sử dụng nhiều rượu bia, thức uống có cồn. Hoặc những người uống nhiều nước chứa hàm lượng đường cao, nước uống có ga.
  • Người ăn quá nhiều thức ăn giàu chất đạm như thịt bò, cá, hải sản,…
  • Cơ thể bị thừa cân, béo phì.
  • Do sử dụng thuốc tây, nhất là những loại thuốc lợi tiểu, chúng làm tăng khả năng mắc bệnh gout.

Ngoài những nguyên nhân khách quan gây ra dấu hiệu bệnh gút kể trên thì còn một số điều kiện khác, ví dụ như tình trạng sức khỏe, người từng mắc các bệnh khác dễ bị bệnh gout hơn những người khác. Điển hình như bệnh tiểu đường, bệnh thận, cao huyết áp, nhiễm độc chì, xơ cứng động mạch (chứng xơ vữa động mạch), bệnh vảy nến, đau tủy, tan huyết, u bướu, bệnh tim, bệnh nhiễm trùng cấp tính, chấn thương khớp,…

Tìm hiểu chi tiết: Tổng hợp những nguyên nhân bệnh gout mà bạn cần biết

4. Một số lưu ý giúp đẩy lùi dấu hiệu bệnh gút

dấu hiệu bệnh gút ăn uống

Tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây

Để đầy lùi các biểu hiện của bệnh gút thì bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc đặc trị trong điều trị bệnh thì mọi người nên quan tâm tới chế độ ăn uống hằng ngày, việc xây dựng một chế độ ăn khoa học sẽ giúp người bệnh kìm hãm sự phát triển của bệnh và hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.

– Cụ thể, đối với những bệnh nhân có nồng độ axit uric tăng trên 70mg/l thì tuyệt đối tránh sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa purin, hạn chế các thực phẩm như thịt chó, thịt bò, hải sản, nội tạng động vật, cá hồi,… Đôi với những người thừa cân, béo phì thì nên có chế độ ăn giảm chất béo, giảm calo nạp vào cơ thể hằng ngày.

– Tốt nhất là bổ sung nhiều loại hoa quả, rau xanh, thực phẩm ít chất béo vào các bữa ăn hằng ngày. Nên ăn thêm trứng, cá chứa nhiều thịt nạc, các loại hạt, ngũ cốc,…

– Không chỉ ăn uống mà người bệnh cũng cần có một lối sống khoa học, lành mạnh hơn, tránh xa các yếu tố có thể là nguồn cơn khởi phát các cơn đau gout cấp như căng thẳng đầu óc, lạnh, bị chấn thương,…

Qua những thông tin quan trọng về dấu hiệu bệnh gút và nguyên nhân chính gây bệnh, hy vọng các bạn sẽ sớm nhận biết bệnh cho bản thân cũng như người thân trong gia đình, từ đó có hướng điều trị kịp thời và phù hợp.

Có thể bạn muốn biết: Các món ăn từ rau củ quả ngon bổ dưỡng dành cho người bệnh gout

Hoàng Nguyên (tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo