Bệnh gút sống được bao lâu và những biến chứng nguy hiểm
Bệnh gút sống được bao lâu đang là câu hỏi của nhiều người bởi hiện nay tỷ lệ người bị bệnh gút đang ngày càng tăng cao. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích các yếu tố của bệnh gút, từ đó đưa ra câu trả lời cho câu hỏi bệnh gút sống được bao lâu.
Để biết bệnh gút sống được bao lâu người bệnh cần tìm hiểu về những thông tin xung quanh căn bệnh này.
Gút (Gout) là một dạng bệnh lý về xương khớp, hay thống phong. Gout là căn bệnh liên quan tới rối loạn chuyển hóa đạm trong cơ thể, từ đó làm tăng nồng độ axit uric, biểu hiện bằng những khối u cục nổi lên ở các khớp, gây ra những cơn đau khớp cấp.
Đọc ngay: Bệnh gout (gút) – Tổng quan bệnh gout và cách điều trị
Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết bệnh gout sống được bao lâu
Bệnh gout là một trong những bệnh lý được biết đến từ hàng ngàn năm trước đây. Ngày nay, trong xã hội hiện đại cùng với sự phát triển của kinh tế, bệnh này đang có số người mắc ngày một tăng cao.
Gout được xếp vào loại bệnh liên quan đến sự thay đổi lối sống, có chế độ dinh dưỡng không hợp lý, tình trạng thừa cân và béo phì…
1. Những biểu hiện ở bệnh nhân gút
Khởi đầu là những cơn đau dữ dội đỏ và sưng ở khớp, thường xảy ra vào ban đêm và không có dấu hiệu báo trước. Các triệu chứng đỏ, sưng và đau dữ dội khi thì xảy ra ở các khớp bàn tay, bàn chân, khi lại xuất hiện ở khớp đầu gối và khi đó thì dù chỉ nhấc nhẹ chân cũng vô cùng khó khăn thậm chí là không thể đi lại được.
– Điều đặc biệt là cơn đau xuất hiện đầu tiên ở khớp xương ngón chân cái, rồi bắt đầu ở các vị trí khớp khác.
– Thông thường, cơn đau điển hình có thể kéo dài từ 5 đến 10 ngày rồi ngưng, hay giảm dần triệu chứng đau nhức, sưng đỏ sau 1 – 2 tuần.
– Hình thành các u cục tophi khi bệnh đã chuyển biến giai đoạn mạn tính. Lúc này nó sẽ gây ra rất nhiều khó khăn không chỉ đi lại mà còn việc mặc quần áo cũng như vấn đề thẩm mĩ.
– Nếu không điều trị sớm gout sẽ gây ra những biến chứng nặng nề, làm giảm tuổi thọ của người bệnh chính vì vậy mà nhiều người lo lắng không biết bệnh gút sống được bao lâu.
Xem tiếp: Nhận biết dấu hiệu bệnh gút để tìm hướng điều trị nhanh, đơn giản nhất
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout
Bệnh này do nồng độ acid uric trong máu tăng quá cao. Acid uric là 1 sản phẩm phụ tạo, được ra do sự dư thừa của purin trong cơ thể. Với những người bệnh nạp vào cơ thể quá nhiều purin trong các loại thực phẩm nhất là đồ hải sản hay nội tạng động vật, các loại thực phẩm sinh trưởng.
Thông thường thì acid uric bị phân hủy trong máu và được đào thải ra ngoài qua thận theo nước tiểu. Đôi khi cơ thể bạn tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thải acid này ra nước tiểu quá ít. Từ đó acid uric trong máu tăng lên, tích lũy dần và lắng đọng tại cơ thể nhất là các khớp. Khi đó chúng dàu lên có thể tạo thành những mũi kim sắc nhọn đâm vào các mô, cơ dẫn đến sưng đau.
3. Một số yếu tố dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh gout
Cùng với các nguyên nhân gây bệnh, nếu cộng thêm một trong những yếu tố thức đẩy bệnh dưới đây thì người bệnh cần phải đặc biệt lưu ý, bởi khi đó bệnh sẽ chuyển biến nhanh gây ra các biến chứng nguy hiểm buộc người bệnh phải tìm câu hỏi bệnh gút sống được bao lâu.
Các biến chứng xảy ra khiến người bệnh lo lắng bệnh gout sống được bao lâu
-
Thứ nhất – Lối sống
Một thói quen không hề tốt mà nhiều người mắc phải đó chính là uống nhiều rượu (alcohol), đặc biệt là bia. Thói quen này thường xảy ra phổ biến ở đấng mày râu.
Nhiều người nghĩ rằng rượu chứa nồng độ cồn nhiều hơn bia và bia thì có tính giải khát nhiều hơn, thích hợp vào mùa hè, đặc biệt là những bữa nhậu. Vì thế, đa phần mọi người đều chuyển qua uống bia.
Tuy nhiên, hầu hết mọi người không biết rằng bia và rượu có tính chất tương đương nhau, nhưng trong bia có các thành phần gần gũi hơn với purin – nguyên nhân dấn đến bệnh gút.
Nếu uống nhiều bia rượu, nghĩa là > 2 cốc ở nam và 1 cốc ở nữ mỗi ngày, thể trọng tăng cao hơn cân nặng lý tưởng 15kg cũng làm tăng nguy cơ bệnh Gout.
-
Thứ hai – Một số bệnh lý và thuốc
Đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ trong máu cao, phẫu thuật, hẹp lòng động mạch (do xơ vữa động mạch), các bệnh lý và tổn thương nặng, ít vận động… cũng làm tăng acid uric trong máu.
Một số thuốc như thuốc lợi tiểu thiazide (một loại thuốc điều trị tăng huyết áp bằng cách làm giảm lượng muối và nước trong cơ thể), aspirin liều thấp và cyclosporine (một loại thuốc sử dụng để chống thải ghép cho những người được ghép mô). Hóa trị liệu trong một số bệnh như ung thư làm hủy diệt tế bào và phóng thích một lượng lớn purin vào máu.
-
Thứ ba – Gen di truyền
1/4 số bệnh nhân bị Gout có tiền sử gia đình bệnh này bởi chế độ ăn uống
-
Thứ tư – Tuổi và giới
Nam giới có tần suất mắc bệnh cao hơn phụ nữ. Phụ nữ thường có nồng độ acid uric máu thấp hơn nam, tuy nhiên đến tuổi sau mãn kinh lại tăng lên. Nam giới thường bị Gout trong khoảng 30-50 tuổi, còn nữ giới từ 50-70.
4. Những biến chứng nguy hiểm thường gặp ở người mắc bệnh gút
Người bệnh lo lắng bệnh gút sống được bao lâu khi các biến chứng mà nó gây ra đều nguy hại đến tính mạng.
-
Tổn thương xương khớp
Người bệnh gout thường phải đối mặt với nguy cơ bị hủy hoại khớp. Bởi khi các hạt tophi bị loét vỡ, vi khuẩn xâm nhập vào trong khớp gây viêm khớp, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn.
-
Tổn thương thận
Những người bệnh gout còn phải đối diện với bệnh sỏi thận dẫn đến suy thận. Khi bị biến chứng sang căn bệnh này đồng nghĩa tăng nguy cơ bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp…
Tìm hiểu chi tiết: Những hậu quả khó lượng từ biến chứng của bệnh gout
Bệnh gout sống được bao lâu nếu có vấn đề về tim mạch và huyết áp
-
Nguy cơ tử vong
Điều này xảy ra khi người bệnh nhầm lẫn gout với viêm khớp nhiễm khuẩn. Phương pháp điều trị khác nhau sử dụng không đúng bệnh có thể dẫn đến dị ứng, sốc thuốc và gây tử vong.
Ngoài ra một số trường hợp lại nhầm lẫn với bệnh viêm khớp dạng thấp. Trong quá trình sử dụng thuốc gây tình trạng loãng xương hay đái tháo đường.
5. Bệnh nhân bệnh gout có thể sống được bao lâu?
Bệnh gút sống được bao lâu là điều mà rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh gout hoang mang, lo lắng trước tình trạng sức khỏe của mình. Trên thực tế, nếu tình riêng bệnh gout thì không thể gây tử vong sớm ở người bệnh. Mà các yếu tố thúc đẩy cùng với các biến chứng mà nó gây ra mới làm tăng khả năng bị đột quỵ, tử vong cũng như rút ngắn thời gian sống của bệnh nhân gout.
Nếu không điều trị, thời gian bệnh chuyển trong khoảng giai đoạn I đến giai đoạn IV có thể kéo dài từ 10 tới 20 năm. Tuy nhiên, thời kì có thể rút ngắn phụ thuộc vào chế độ sinh hoạt, cơ địa của mỗi người. Tương ứng, bệnh nhân bị gout có thể sống được khoảng 10 – 20 năm đề cập tính từ lúc phát hiện bệnh.
6. Một số nguyên tắc vàng để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gout
Việt Nam có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Bệnh gout đang là lỗi lo, mối đe dọa với con người, ai cũng có thể mắc chứng bệnh này. Vậy tốt hơn hết, tất cả mọi người cần thực hiện lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe của chính mình, dưới đây là một số nguyên tắc vàng để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gout:
>> Video: Hiểu hơn về bệnh gút và cách điều trị
– Hạn chế thức ăn có nhiều nhân purine (thịt lợn, thịt bò, gia cầm, hải sản…).
– Dùng phương pháp thái miếng nhỏ khoảng 1-2 g, luộc chín kỹ, đổ nước luộc, không dùng các món nấu, ninh.
– Hạn chế các món rang, ít nước, xào khô. Đồng thời cũng cần hạn chế ăn các loại phủ tạng động vật như gan, bồ dục, lòng, óc, dồi lợn, tiết canh…
– Hạn chế thức uống có nhiều base purine như bia, cà phê, chè, chocolate, nước ép thịt.
– Hạn chế các loại quả, rau có vị chua.
– Nên uống nhiều nước, đặc biệt là uống các loại nước khoáng kiềm, ăn các loại rau quả có tính lợi tiểu để tránh acid uric đọng lại trong cơ thể.
Trên đây là những điều cần biết về bệnh gout, bệnh gút sống được bao lâu và nguyên tắc vàng để phòng ngừa gout. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho mọi người, đặc biết là bệnh nhân mắc bệnh gout.
Nguyễn Hồng (Tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!