Đi tìm “thủ phạm” gây giãn dây chằng vai và cách điều trị
Giãn dây chằng vai hiện đang trở nên phổ biến hơn với người trẻ tuổi, rất nhiều lý do đã được bác sĩ đưa ra khi người bệnh đi khám và chẩn đoán bệnh. Với những người chưa biết về căn bệnh này cũng như chưa hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị có thể tham khảo những thông tin dưới đây.
Khớp vai là một trong những khớp lớn, linh động nhất của cơ thể, xung quanh khớp là các túi cơ và dây chằng. Trong đó dây chằng làm nhiệm vụ nối đầu xương vai và đầu xương cánh tay, nối xương vào các cơ mô xung quanh. Khi đó, các vận động sẽ trở nên linh hoạt và cử động theo ý muốn của con người.
1. Giãn dây chằng vai gây ra do đâu?
Do khớp vai là khớp quan trọng, vận động khớp vai nhiều đồng nghĩa dây chằng cũng phải hoạt động liên tục, do nhiều yếu tố sẽ khiến dây chằng bị giãn và gây đau khớp vai.
-
Do chấn thương
Các chấn thương xảy ra là điều khó thể tránh khỏi, khi đó khớp vai có thể va đạp mạnh xuống nền cứng khiến dây chằng bị rách hay đứt, hiện tượng giãn dây chằng vai cũng nhiều khả năng xảy ra.
Va chạm trực tiếp có thể gây giãn dây chằng
-
Căng giãn quá mức khi vận động
Người trẻ, vận động viên, người bốc vác hàng, người làm việc trong môi trường văn phòng là đối tượng dễ bị giãn dây chằng bả vai. Do sự gia tăng đột ngột áp lực lên khớp, khớp vai hoạt động quá nhiều khiến dây chằng bị giãn quá mức từ đó gây ra các triệu chứng đau khớp vai, đau vai gáy, tê mỏi ảnh hưởng đến vận động.
-
Giãn dây chằng do thoái hoá tuổi già
Dây chằng cũng giống như bất cứ cơ quan nào khác, khi hoạt động quá nhiều, quá lâu đều sẽ suy giảm chức năng, bị tổn thương rồi hư hỏng dần. Giãn dây chằng vai gáy ở tuổi già là hiện tượng thường gặp.
Có thể bạn quan tâm: Đau khớp vai khi tập thể hình và cách giảm đau hiệu quả
2. Nhận biết chính xác triệu chứng giãn dây chằng
Để có thể phần biệt các triệu chứng mà mọi người đang mắc phải là do giãn dây chằng gây ra chứ không phải là bệnh đau khớp vai, đau vai gáy, viêm khớp, thoái hoá… Mọi người hãy cùng theo dõi một số biểu hiện điển hình của bệnh dưới đây.
– Đầu tiên, người bệnh sẽ thấy vùng bả vai bị đau mỏi vô cùng khó chịu, các cử động đều bị cản trở, vùng cánh tay cảm giác yếu hơn.
– Đau có thể lan xuống cả cánh tay gây nhức, tê và khó khăn khi cầm nắm đồ vật.
– Cơn đau lan lên đầu hoặc lan xuống lưng với các triệu chứng đau nhức âm ỉ đặc biệt là khi người bệnh tiếp tục thực hiện các vận động nặng.
– Có khả năng gây tê liệt cánh tay, không xoay được khớp vai khi bệnh chuyển biến nặng.
Đau nhức bả vai khi bị giãn dây chằng
Việc nhận biết chính xác các triệu chứng giãn dây chằng vai mọi người hãy đến các cơ sở chuyên khoa để được chụp Xquang, thấy được các dấu hiệu cận lâm sàng, vùng dây chằng bị tổn thương. Qua đó sẽ giúp việc điều trị dễ dàng hơn, hạn chế các cơn đau khớp vai và những khu vực xung quanh.
3. Chữa giãn dây chằng vai bằng cách nào an toàn, đảm bảo?
Để giảm mức độ ảnh hưởng từ các triệu chứng giãn dây chằng khớp vai, ngoài phác đồ điều trị mà bác sĩ sẽ chỉ định thì người bệnh có thể tự chữa đau nhức khớp vai tại nhà bằng các cách sau:
-
Chườm nóng, lạnh
Đây là mẹo giảm đau vô cùng đơn giản hữu hiệu cho bất cứ bệnh lý nào. Người bệnh chỉ cần sử dụng một chiếc khăn bông và một chậu nước ấm nhúng khăn vào chậu nước rồi vắt kiệt sau đó đắp lên bên vai bị giãn dây chằng, cứ hết ấm lại lặp lại bước trên, chỉ sau vài lần, tình trạng đau nhức, tê mỏi tại vai gáy sẽ hết. Do ấm sẽ giúp máu lưu thông tốt, dây chằng cũng được làm dịu không bị căng từ đó giảm đau.
Trường hợp chườm lạnh, bệnh nhân cũng chỉ cần vài viên đá sau đó chườm trực tiếp lên bả vai hay cho vào túi rồi chườm lên. Cách làm này sẽ giúp giãn cơ rất tốt từ đó giảm sưng đau.
-
Xoa bóp
Tiến hoàn xoa bóp xung quanh khớp vai nhẹ nhàng có thể thêm vài giọt tinh dầu hay thuốc bóp giảm đau từ dân gian (rượu gừng, rượu tỏi…) cũng giúp “đánh bay” các triệu chứng giãn dây chằng vai chỉ sau một vài phút.
Tiến hành xoa bóp để giảm đau, lưu thông máu tốt hơn
-
Thực hiện các bài tập
Một số bài tập cho cơ, khớp vai được linh hoạt, phục hồi các tổn thương là điều cần thiết được chuyên gia khuyến khích người bệnh thực hiện. Tuy nhiên không phải bài tập nào cũng tốt, tuỳ vào độ tuổi tình trạng giãn dây chằng khớp vai mà người bệnh tập luyện bài tập thích hợp theo chỉ định của bác sĩ.
Giãn dây chằng vai nếu không được phát hiện sớm và điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế mọi người không nên chủ quan coi đây là hiện tượng bình thường mà hãy tích cực điều trị ngay khi phát hiện bệnh.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn bài tập chữa đau khớp vai hữu hiệu cho mọi lứa tuổi
T.H (Tổng hợp).
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!