Giải đáp thắc mắc bệnh gút có ăn được thịt vịt không tại sao?

Vịt nướng, vịt luộc, om sấu hay các món ăn khác được chế biến từ vịt được không ít người yêu thích. Đây là món ăn quen thuộc không chỉ ngon mà còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên với người bị gút với nhiều kiêng kị trong chế độ ăn uống thì vịt có phải là thực phẩm có công dụng tốt không hay chỉ khiến bệnh trở nặng hơn. Để giúp các bạn giải đáp thắc mắc bệnh gút có ăn được thịt vịt không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Xem ngay:

>> Ăn quả khế có tác dụng gì với sức khỏe của người bệnh gút?

>> Tác dụng của quả dứa với người bệnh gút, bí quyết để đánh bay đau nhức hiệu quả 

1. Giải đáp thắc mắc bệnh gút có ăn được thịt vịt không?

Gút là bệnh xương khớp được hình thành do nhiều nguyên nhân trong đó tác nhân chính do chế độ ăn uống không hợp lý dẫn tới nạp quá nhiều purin dẫn tới tăng mức acid uric.

Thông thường acid uric sẽ được cơ thể đào thải và bài tiết qua hệ tiết niệu. Song do nồng độ acid uric quá lớn trên 420 μmol/L ở nam giới và trên 380 μmol/L với phụ nữ sẽ gây ra hậu quả tích tụ và kết tủa muối urat tại các khớp xương và sụn dẫn tới viêm. Triệu chứng của bệnh là đau tại khớp mắc bệnh kèm theo dấu hiệu sưng tấy, viêm đỏ, khó cử động, biến dạng khớp,…

Chính vì vậy để hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả, người bệnh cần tránh ăn những thực phẩm chứa nhiều purin có trong thịt đỏ, nội tạng và các loại hải sản.

Người bệnh gút có nên ăn thịt vịt không?

Người bệnh gút có nên ăn thịt vịt không?

Vậy người bệnh gút ăn thịt vịt có sao không? Thịt vịt là một thực phẩm có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon và chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như vitamin A, photpho,… Ngoài ra, theo Đông y, vịt còn có tính hàn rất tốt cho bệnh tim mạch và hỗ trợ trị bệnh lao và phổi.

Đa phần trong các trường thịt vịt đều mang lại công dụng tốt tuy nhiên riêng người bệnh gút không nên ăn thực phẩm này. Vì thịt vịt chứa hàm lượng cao các dưỡng chất trong đó có cả Purin làm tăng acid uric khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Theo nghiên cứu, trong mỗi 100g thịt vịt sẽ chứa tới 138g Purin. Với lượng Purin cao này sẽ khiến người bệnh đối diện tới tình trạng sức khỏe nguy hiểm hơn. Do vậy, để bệnh không tiến triển nặng, người bệnh gút không nên ăn thịt vịt.

2. Những lưu ý trong chế độ ăn uống của người bệnh gút

Ngoài việc tránh xa thịt vịt để không làm tăng nồng độ Purin trong cơ thể, các bạn cũng cần lưu ý một vài điều về chế độ ăn uống dưới đây để bảo vệ, hỗ trợ quá trình chữa bệnh tốt nhất.

– Người bệnh không ăn phủ tạng độc vật, mỡ động vật hoặc đồ ăn nhiều đường vì nó chứa nhiều Purin gây hại cho sức khỏe.

– Để tốt cho sức khỏe, người bị gút nên giảm bớt lượng đạm trong khẩu phần ăn. Lượng cho phép là 1.800 kcal/ngày trong đó có 100-150g đạm từ động vật/ngày.

Người bệnh gút nên hạn chế lượng đạm từ động vật

Người bệnh gút nên hạn chế lượng đạm từ động vật

– Bệnh nhân cần tránh uống các loại rượu, bia, thuốc lá vì đây chính là những chất xúc tác khiến tình trạng gút tiến triển nhanh theo chiều hướng xấu.

– Trong chế độ ăn, người bệnh nên ưu tiên các loại rau quả như rau ngót, cải xoong, cà chua, cải bẹ xanh, dưa hấu,… Những thực phẩm này vừa ít Purin mà còn có nhiều chất xơ, nước, tăng cường hoạt động tiết niệu đào thải acid uric ra ngoài cơ thể.

Bên cạnh chế độ ăn hợp lý, người bệnh cần kết hợp với chế độ luyện tập hàng ngày. Trong trường hợp có dấu hiệu bệnh nặng hơn cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để can thiệp kịp thời. Chúc các bạn sức khỏe!

Xem thêm: Những cách chữa bệnh gút mang lại hiệu quả dài lâu nhất

Nguyễn Ngòi (tổng hợp)

GỢI Ý XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo