Những điều cần lưu ý đối với thoái hóa cột sống m47
Thoái hóa cột sống m47 là gì? Bệnh có nguy hiểm đến tính mạng con người không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lý giải về căn bệnh mãn tính này.
1. Thoái hóa cột sống m47 là gì?
Thoái hóa cột sống thắt lưng, còn có tên tiếng anh là Spondylosis hoặc Oteoarthritis of lumbar spine. Thoái hóa cột sống thắt lưng tiến triển một cách từ từ làm những cơn đau tăng dần, đến một giai đoạn năng hơn sẽ làm hạn chế mọi hoạt động của bạn, làm giảm chất lượng và hiệu quả công việc.
Trong đó, thoái hóa cột sống m47 trong y học được lý giải dựa vào vị trí xuất phát bệnh. Vậy thoái hóa cột sống m47 là gì? Cụ thể, m47 là ký hiệu của đốt sống thắt lưng, đây là vị trí chịu nhiều áp lực chèn ép nhất trong cột sống, hỗ trợ cơ thể con người thực hiện các động tác cúi, gập, nghiêng người,… Điều này càng khiến cho cột sống m47 dễ bị tổn thường, dẫn đến thoái hóa.
Thoái hóa cột sống m47 là gì?
2. Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống m47
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống thắt lưng. Điển hình là tuổi tác ngày càng cao cũng đồng nghĩa với việc quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.
Hoặc những người làm công việc văn phòng, may vá, lái xe … đều có chung đặc điểm là ngồi quá lâu một chỗ làm cột sống thắt lưng phải đình công.
Ngoài ra, lịch sử bị tổn thương ở phần đốt sống thắt lưng, do gen di truyền hoặc thậm chí mang vác các vật nặng nhiều lần và sai tư thế … cũng là nguyên nhân thoái hóa cột sống m47.
Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống m47
3. Chữa thoái hóa cột sống m47 bằng cách nào?
Ngày nay, khi y học ngày càng phát triển thì xác xuất chữa bệnh thoái hóa cột sống lưng khỏi hoàn toàn là rất cao. Tuy nhiên, khi có triệu chứng đau nhói vùng thắt lưng bạn phải đến bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị. Ở bệnh viện bạn sẽ được tư vấn các chữa trị kết hợp giữa vật lý trị liệu, điều trị ngoại khoa và điều trị nội khoa.
-
Vật lý trị liệu
Với phương pháp này đòi hỏi bạn phải thật kiên trì và làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Vật lý trị liệu với bệnh thoái hóa cột sống m47 có thể thực hiện các bài tập thể dục, thể thao, chiếu hồng ngoại, nắn bóp, … nhằm kéo giãn các cơ, giảm cảm giác đau kéo dài và giúp đưa đĩa đệm về đúng vị trí của nó khi bệnh còn ở trạng thái nhẹ.
>> Xem chi tiết: Áp dụng vật lý trị liệu thoái hóa cột sống tại nhà
Cách chữa thoái hóa cột sống m47 hiệu quả
-
Điều trị nội khoa
Với phương pháp này bạn sẽ được bác sĩ khuyên dùng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm … Dưới đây là một số loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ nhằm giúp bạn tham khảo khi bị thoái hóa cột sống m47.
Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế WHO, thuốc giảm đau được khuyên dùng theo bậc thang như sau:
– Bậc 1: Sử dụng uống thuốc giảm đau Paracetamol loại 500 mg và mỗi ngày uông không được quá 4g. Vì với loại này khi sử dụng để lại tác dụng phụ cho gan như men gan tăng cao, nóng gan …
Cần phải xem: Điều kì diệu từ thực phẩm chức năng điều trị thoái hóa cột sống
Chữa thoái hóa cột sống m47 bằng cách nào?
– Bậc 2: Sử dụng uống thuốc giảm đau Paracetamol kết hợp với 2 -4 liều codein trong một ngày. Hoặc kết hợp giữa Paracetamol và Tramadol.
Tuy nhiên, ngoài tác dụng gây hại cho gan của Paracetamol thì thuốc codein cũng như Tramadol cũng gây tác dụng phụ, làm chóng mặt, buồn nôn, tệ hơn là gây đau dạ dày.
– Bậc 3: Sử dụng thuốc Opiat hoặc các loại dẫn xuất của Opiat.
Ngoài ra trong cách chữa thoái hóa cột sống, khi xuất hiện tình trạng viêm nhiễm bạn nên sử dụng thuốc kháng viêm không chứa steroid, bao gồm meloxicam, etoricoxib,…
-
Điều trị ngoại khoa
Đây là phương pháp được áp dụng khi tình trạng thoái hóa cột sống m47 ở ngưỡng nguy hiểm nhất. Điều này có nghĩa là, bạn đã bị thoát vị đĩa đệm gây cảm giác đau thần kinh tọa. Với các phương pháp trên thì không còn hiệu quả, vì vậy bác sĩ sẽ tiến hành mổ để khơi thông dây thần kinh và đưa đĩa đệm về đúng vị trí của nó.
Điều trị ngoại khoa chữa thoái hóa cột sống m47
Tuy nhiên, sau khi mổ có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, nhất là nếu bạn hoạt động mạnh trở lại cũng có thể làm bệnh tái phát hoặc do bác sĩ chưa có trình độ cao làm vết thương bị nhiễm trùng … Dù là nguyên nhân nào thì cũng làm cho sức khỏe của bạn bị giảm sút, cơ chế vận động bị hạn chế, giảm đi chất lượng cuộc sống.
Hy vọng với những thông tin liên quan đến bệnh thoái hóa cột sống m47 nêu trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh, có hướng điều trị hoặc phòng tránh hiệu quả hơn.
>> Thông tin bổ sung: Lo ngại biến chứng sau mổ thoái hóa cột sống
Xuân Văn (Tổng hợp)
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!