Những điều nên làm khi bị đau nhức xương khớp toàn thân

Hiện tượng đau nhức xương khớp chủ yếu gặp ở người trưởng thành nhất là ở người trung niên, cao tuổi hay những người lao động nặng, hoạt động quá mức. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân và cách xử lý.

Theo y học, đau nhức xương khớp toàn thân là căn bệnh gây ra các cơn đau nhức kéo dài và thường xuyên trên khắp các cơ quan của cơ thể. Hiện tượng đau xương khớp làm cho người bệnh cảm thấy ê buốt, đau nhức không chỉ ở các cơ quan, các khớp xương mà còn làm đau mỏi trong các bắp thịt, cơ, xương,…Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra những hệ lụy rất nguy hiểm, đặc biệt là có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Tại sao bị đau nhức xương khớp toàn thân?

1. Nguyên nhân gây nên bệnh đau xương khớp toàn thân

Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân được xác định gây nên bệnh đau nhức xương khớp toàn thân trong đó những nguyên nhân sau được chú ý nhất đó là:

  • Do mắc bệnh thoái hóa xương khớp

Đây là bệnh thường gặp ở độ tuổi ngoài 30, sau khi các lớp sụn khớp đã bị thoái hóa, cọ vào nhau gây ra đau đớn cho người bệnh. Tùy vị trí khớp bị thoái hóa mà gây ra cảm giác đau đớn như bị tê tay, đau mắt cá chân , đôi khi còn gây đau mỏi khắp toàn thân.

  • Do sự rối loạn hệ thống thần kinh nội tiết

Các giả thuyết cho rằng: tác nhân chính gây nên tình trạng đau xương khớp là do sự làm việc bất ổn định của hệ thống thần kinh nội tiết. Bởi các cơ quan trong cơ thể chúng ta đều bị chi phối bởi hệ thần kinh nội tiết. Vì thế, nếu bị rối loạn thần kinh nội tiết sẽ kéo đến các cơn đau và kèm theo những triệu chứng như tê tay chân, tê tay,….

Ngoài ra, có một số yếu tố khiến tình trạng đau nhức toàn thân xuất hiện và thúc đẩy chúng ngày càng nặng hơn như:

  • Yếu tố di truyền

Đây cũng được coi là yếu tố làm cho chứng bệnh này xuất hiện. Bởi chứng bệnh này có yếu tố gia đình, liên quan đến nhiều vị trí gen trong hệ thống serotonin, dopamin và catecholamin được nhiều người giả định.

  • Stress

Stress cũng có thể làm thay đổi chức năng của axit HPA, từ đó làm thay đổi hàm lượng cortisone trong cơ thể, cuối cùng dẫn đến đau lan toả toàn thân và kéo dài.

  • Rối loạn giấc ngủ

Giấc ngủ mà chập chờn không sâu, khó ngủ,… cũng có thể gây đau nhức toàn thân. Đó là lý do vì sao đây cũng là triệu chứng phổ biến khiến toàn thân đau nhức.

Ngoài ra còn có mộ số yếu tố khác như: bất thường về dopamine, nhiễm vi-rút (Epstein Barr Virus), bất thường miễn dịch (bệnh lý tự miễn),… cũng làm tăng nguy cơ bị nhức mỏi toàn thân.

2. Triệu chứng đau nhức xương khớp toàn thân

Nhận biết tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân

Chứng đau nhức xương khớp toàn thân có thể gặp ở nhiều độ tuổi và nhiều đối tượng khác nhau, thường gặp nhất ở nữ giới ngoài 35 tuổi. Biểu hiện bằng các triệu chứng điển hình như:

Đau cơ, nhức mỏi, đau ê ẩm toàn thân, tại nhiều vị trí trên cơ thể: đau cổ tay, đau khớp, viêm khớp đốt ngón tay, đau lưng, đau gót chân, đau cột sống,… và có chiều hướng tăng lên khi vận động.

Cảm giác mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ thường xuyên và không thể tập trung công việc. Nhiều lúc người bệnh bị trằn trọc khó ngủ, ngủ không sâu giấc và thường xuyên bị thức giấc giữa chừng.

Một số triệu chứng về thần kinh như căng thẳng thường trực, nhức đầu một bên, đãng trí, chứng trầm cảm,… Một số trường hợp còn trở nên nhạy cảm hơn với mùi, với ánh sáng, với tiếng động.

3. Phương pháp chữa đau nhức xương khớp toàn thân

  • Dùng thuốc trị đau nhức xương khớp

Một số thuốc được chỉ định dùng để đối phó hiệu quả với những cơn nhức mỏi toàn thân, nhưng tuyệt đối không được tự ý mua thuốc dùng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Điều trị đau nhức xương khớp toàn thân bằng thuốc

– Thuốc ức chế serotonine-norepinephrin.

– Thuốc giảm đau, như: nhóm thuốc chống viêm không steroid, ức chế COX-2, Tramadol, Pregabalin (Lyrica),…

– Thuốc giãn cơ, như: Myonal, Mydocalm, Contramyl.

– Tiêm tại các điểm đau bằng corticoid (Hydrocortisone, Depo-Medrol,…

– Thuốc kháng dopamine, như: pramipexol (Mirapex), rropiroloe (Requip),…

Ngoài ra có 2 loại thuốc được xem là đem lại hiệu quả cao nhất đó là Elavil và Flexeril trong việc chữa đau nhức xương khớp. Tuy hai loại này không thuộc nhóm thuốc ngủ nhưng lại khiến cho người sử dụng buồn ngủ. Vì thế, bạn nên dùng chung vào buổi tối sẽ tốt hơn dùng ban ngày.

  • Thay đổi lối sống

Bài tập trị đau nhức xương khớp toàn thân

Giấc ngủ rất quan trọng vì thế bạn hãy tránh dùng thuốc lá, cà phê, rượu,..để luôn có những giấc ngủ ngon. Đây cũng là một trong những phương pháp trị đau xương khớp.

Đặc biệt, người bệnh phải nhớ luôn giữ cho tinh thần thoải mái. Xây dựng được một chế độ ăn uống hợp lí, tăng cường bổ sunh vitamin nhóm B vào khẩu phần ăn, ăn nhiều thức ăn chứa nhiều canxi, khoáng chất, rau xanh, trái cây tươi. Hạn chế ăn nội tạng động vật, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Tránh xa chất kích thích như cà phe, rượu, bia,..

Thường xuyên vận động bằng cách tập thể dục để giúp xương chắc khỏe, tập các bài tập yoga, dưỡng sinh nhẹ nhàng, điều này sẽ làm giảm hiện tượng đau nhức xương khớp toàn thân.

Như vậy, hy vọng với những chia sẻ trên bài viết sẽ giúp các bạn phát hiện ra nguyên nhân của bệnh đau nhức xương khớp toàn thân và chữa khỏi chúng để cuộc sống thêm viên mãn.

Xem thêm: 3 cách chữa đau nhức xương khớp hiệu quả nhất

H.T (tổng hợp)

GỢI Ý XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo