Thói quen bẻ khớp tay chân kêu rắc rắc có gây bệnh xương khớp không?

Bẻ khớp tay chân là thói quen của rất nhiều người. Hành động này giúp chúng ta cảm thấy thoải mái và nhiều lúc nghe vui tai khi nghe tiếng rắc rắc. Tuy nhiên không ít thông tin lại cho rằng, thường xuyên bé khớp sẽ gây tác động xấu tới cấu xúc xương dẫn tới các vấn đề về bệnh xương khớp. Vậy sự thật bẻ khớp có gây hại cho sức khỏe không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Xem ngay:

>> Viêm khớp mãn tính và những thông tin về căn bệnh nguy hiểm này

>> Bệnh viêm khớp phản ứng có nguy hiểm không và cách cải thiện bệnh

1. Tại sao chúng ta lại có thói quen bẻ khớp ngón tay?

Thực trạng hiện nay không ít người giữ thói quen bẻ khớp ngón tay. Theo ước tính, khoảng 25-54% trên tổng dân số thế giới có thói quen bẻ các khớp ngón, cổ tay chân. Đặc biệt với những người làm việc văn phòng thường xuyên phải ngồi một chỗ khiến xương khớp dễ tê cứng dẫn tới đau nhức, mỏi khó chịu.

Vậy tại sao thói quen này lại được nhiều người thích đến vậy? Hầu hết mọi người khi cảm thấy mệt mỏi sau khi làm việc mệt nhọc, các khớp xương tê cứng gây ra cảm giác khó chịu, mệt mỏi thì việc bẻ khớp chính là một giải pháp được lựa chọn đầu tiên. Thay vì vận động cơ thể để thư giãn xương cốt thì họ chọn cách bẻ khớp chân, tay để mang lại cảm giác dễ chịu.

Bẻ khớp tay chân là thói quen khó bỏ của rất nhiều người

Bẻ khớp tay chân là thói quen khó bỏ của rất nhiều người

Các nhà nghiên cứu cho biết, bẻ khớp tay chân sẽ giúp kéo căng cơ khớp, kích thích sợi dây thần kinh ngón tay, khiến người thực hiện có cảm giác dễ chịu tạm thời.

Thêm nữa, hành động bẻ khớp sẽ tác động trực tiếp vào phần bó gân ở khớp được gọi là Golgo – nó chứa nhiều sợi dây thần kinh có liên quan đến cảm giác chuyển động. Do vậy, khi thực hiện thói quen này sẽ kích thích gân từ đó mang lại cảm giác thư giãn cơ bắp xung quanh.

Ngoài ra khi bẻ khớp sẽ tạo ra những tiếng rắc rắc, lục khục, tanh tách rất vui tai.

2. Tại sao bẻ khớp tạo tiếng kêu?

Thông thường, khi thực hiện thói quen bẻ khớp sẽ thấy phát ra tiếng kêu rắc rắc, lục khục hoặc tanh tách tùy vào từng vị trí khớp.

Tiếng kêu được phát ra vì giữa các khớp xương có một khoảng trống chứa hoạt dịch – chất lỏng đóng vai trò giảm ma sát giữa các đầu khớp khi chuyển động. Ngoài hạt dịch, ở khoảng không đó còn chứa cả bong bóng khí (gồm Nitơ, Co2 và Oxy).

Khi bẻ khớp sẽ kéo giãn khoảng không chứa hoạt dịch, từ đó tạo ra lực hút như chân không. Lúc này, bong bóng khí sẽ phồng lên rồi nổ tạo ra tiếng kêu.

Bẻ khớp tạo ra âm thanh là do chất hoạt dịch trong khớp

Bẻ khớp tạo ra âm thanh là do chất hoạt dịch trong khớp

Tiến sĩ Robert Klapper, Trung tâm Y tế Cedars-Sinai đã khẳng định rằng: “Tiếng rắc khi thực hiện động tác bẻ ngón tay thực ra là bong bóng nitơ phồng lên nổ ở trong dịch khớp”.

Tuy nhiên, có một giả thuyết rằng tiếng kêu khi bẻ tay là do bong bóng khi hình thành chứ không phải nó phát nổ. Tức là khi bẻ khớp làm kéo giãn khoảng trống nhiều hơn, làm hình thành bong bóng gây ra tiếng lục khục, rắc rắc hoặc tanh tách.

Cả hai giả thuyết này các nhà khoa học vẫn đang tranh cãi và trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên, dù tiếng kêu do đâu thì sự thật rằng khi bẻ khớp chỉ tạo âm thanh một lần chứ không liên tiếp. Bạn cần chờ khoảng 20-30 phút nữa các bong bóng mới xuất hiện và tạo tiếng kêu.

Ngoài ra, thói quen này không hề tốt cho sức khỏe như nhiều người vẫn nghĩ. Bẻ khớp sẽ vô tình tác động vào cấu trúc xương, làm giãn màng khớp và các dây chằng, đẩy nhanh quá trình hao mòn, viêm, thoái hóa khớp.

3. Bẻ khớp có gây hại cho sức khỏe xương khớp không?

Hiện nay không ít người cho rằng thói quen bẻ ngon tay gây hại nguy hiểm và có thể dẫn tới viêm khớp, hay bệnh xương khớp khác. Tuy nhiên, thực tế không ít nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng, thói quen này không thực sự nguy hiểm đến vậy.

Để chứng minh điều này, có nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng không có mối quan hệ nào giữa việc bẻ khớp và tình trạng viêm khớp hoặc bệnh xương khớp.

Một nghiên cứu của cặp đôi bác sĩ Robert D. Boutin và Robert Szabo đã theo dõi thử nghiệm và phân tích từ 30 đối tượng thường xuyên bẻ khớp. Kết quả cho thấy những người thường xuyên bẻ khớp không có hiện tượng bị sưng hay biểu hiện bệnh lý xương khớp nào.

Theo các nhà nghiên cứu thói quen bẻ khớp và bệnh xương khớp không có liên quan tới nhau

Theo các nhà nghiên cứu thói quen bẻ khớp và bệnh xương khớp không có liên quan tới nhau

Để lý giải điều này, bác sĩ Donald L. Unger ở Mỹ đã thực hiện thí nghiệm trên 2 bàn tay của mình. Ông đã tạo thói quen bẻ khớp ở một bàn tay và bàn tay bên kia thì không. Sau 60 năm thử nghiệm, ông chụp X quang đối chiếu giữa hai bàn tay, kết quả không có sự khác biệt nào. Tức là việc bẻ khớp tay không có mối liên hệ nào với bệnh xương khớp.

Theo một số nghiên cứu, việc bẻ khớp ngón tay không chỉ mang lại cảm giác thoải mái mà còn làm tăng tính linh hoạt của các khớp.

Bác sĩ Pedro Beredjiklian (Viện Rothman ở Mỹ) cho biết, bẻ ngón tay không gây hại cho sức khỏe. Thói quen này chỉ làm vết thương trầm trọng hơn khi đã mắc một vấn đề nào đó về xương khớp.

Như vậy có thể thấy rằng thói quen bẻ xương khớp không phải là tác nhân gây hại tới sức khỏe xương khớp và nó không dẫn tới bất kỳ bệnh lý nào.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo, việc bẻ khớp quá mức sẽ làm giãn bao khớp và tạo áp lực lớn lên dây chằng dễ gây rách, ảnh hưởng đến việc cầm nắm sau này do vậy cần hạn chế và thực hiện ở mức độ vừa phải.

Với người đang mắc bệnh xương khớp nào nó, hành động này có thể tạo áp lực khiến tổn thương nặng và khó điều trị hơn nên cần phải từ bỏ. Ngoài ra, việc bẻ khớp quá nhiều lần sẽ làm khớp ngón to gây mất thẩm mỹ.

Để an toàn cho sức khỏe xương khớp bạn không nên bẻ khớp ngón tay thường xuyên với cường lực mạnh. Nếu cảm thấy mệt mỏi bạn nên vận động nhẹ nhàng để các khớp có sự thay đổi không đột ngột, ngoài ra còn giúp dòng máu lưu thông tới các khớp tốt hơn.

Hy vọng, những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề bẻ khớp ngón tay và mối liên hệ với xương khớp. Trong trường hợp, bạn thường xuyên bị đau nhức khớp tay chân dù có thói quen bẻ khớp hay không cũng cần chủ động tới bệnh viện chuyên khoa để thăm khám và điều trị dứt điểm. Chúc các bạn sức khỏe!

Xem thêm: Điều trị viêm khớp bằng phương pháp nào tốt nhất hiện nay

Nguyễn Ngòi (tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo