Bài viết chọn lọc
- Tìm hiểu nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường, địa chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ cho “vua hài đất bắc” Xuân Hinh
- Nghệ sĩ Xuân Hinh chữa thoái hóa cột sống cổ tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường trong bao lâu? Có khỏi không?
- Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường, địa chỉ uy tín chữa khỏi bệnh xương khớp cho NS.Xuân Hinh
- NS.Xuân Hinh chữa bệnh xương khớp tại Đỗ Minh Đường có khỏi không?
Xem ngay:
>> Bệnh thoái vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không? Thắc mắc cần giải đáp
>> Bài tập Yoga cho người thoái vị đĩa đệm cổ tại nhà
1. Tại sao thói quen ngủ gục trên bàn lại gây bệnh xương khớp?
Phần lớn những người làm công việc văn phòng đều có thói quen ngủ gục do sự hạn hẹp về thời gian và không gian. Tư thế ngủ này tưởng chừng vô hại nhưng thực tế nó lại gây nhiều bất lợi cho sức khỏe của xương khớp, đặc biệt là đốt sống cổ, tay, bả vai và cột sống lưng.
Tư thế ngủ gục trên bàn sẽ khiến cho nửa thân trên gập xuống và phải chịu nhiều áp lực. Lúc này cơ ở đốt sống cổ, vai và cả lưng bị kéo căng, giãn và mạch máu không được lưu thông gây ra hiện tượng đau nhức, mỏi.
Theo các nhà nghiên cứu, một người thường xuyên ngủ gục có thể khiến cột sống cổ hướng cong xuống dưới theo hình chữ C. Tình trạng này kéo dài có thể khiến cột sống cổ bị biến dạng.
Thói quen ngủ gục trên bàn gây bệnh xương khớp
Ngủ gục trên bàn nhất là khi để đầu nghẹo sang một bên sẽ khiến cơ ở hai bên vai không cân xứng. Dây chằng và cơ cổ căng lên nhiều lần và dồn phần lớn trọng lực lên xương ở đốt sống cổ.
Điều này sẽ khiến các khớp bị bào mòn, lâu dần gây thoái hóa, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Đây cũng là lý do tại sao sau khi ngủ dậy, chúng ta lại có cảm giác cột sống cổ đau nhức, nghẹo cổ, nhiều khi phải mất một thời gian dài mới giúp cơ ở cổ vận động lại như bình thường.
Bên cạnh đó, tư thế ngủ ngồi gục sẽ tác động tới cột sống lưng gây mỏi, đau nhức khó chịu. Tình trạng này không chỉ khiến người bệnh phải đối diện với cơn đau mỏi lưng sau khi ngủ dậy mà lâu dần sẽ tác động tới hệ thống xương cốt gây tình trạng viêm, thoái hóa khớp.
Thói quen ngủ gục trên bàn gây rất nhiều bất lợi cho sức khỏe. Nếu không thay đổi lại tư thế ngủ sẽ không chỉ khiến bạn mắc các bệnh xương khớp mà còn có thể gây hại cho đường tiêu hóa, tim mạch,...
2. Ngủ trưa như thế nào để bảo vệ xương khớp khỏe mạnh?
Giấc ngủ trưa dù chỉ là chợp mắt 10-15 phút nhưng nó lại rất cần thiết để giúp bạn xua tan mệt mỏi, khởi động công việc buổi chiều tốt hơn. Do vậy, để đảm bảo giấc ngủ và tư thế ngủ không gây hại đến xương khớp, các bạn cần lưu ý sau:
- Nên tìm chỗ nghỉ trưa có chỗ đặt lưng thoải mái. Bạn có thể mua chiếc ghế xếp hoặc dùng túi ngủ, lấy tấm thảm trải xuống nền để giúp bạn nghỉ trưa hiệu quả.
Bạn có thể dùng túi ngủ để có giấc ngủ trưa chất lượng
- Nên tránh ăn nhiều đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ và không ăn quá no trước khi đi ngủ trưa. Điều này sẽ khiến bạn ngủ không ngon giấc và làm cản trở quá trình lưu thông dòng máu tới xương khớp.
- Sau khi ngủ dậy bạn nên vận động nhẹ nhàng để giúp xương khớp dẻo dai, khỏe mạnh.
Tư thế ngủ rất quan trọng vì nó có ảnh hưởng rất lớn tới các xương cơ khớp. Do vậy, các bạn nên loại bỏ thói quen ngủ gục trên bàn để bảo vệ xương khớp khỏe mạnh.
Trong trường hợp, bạn thường xuyên thấy đau mỏi xương khớp do thói quen này gây ra cần sớm tới bệnh viện chuyên khoa để khám và chữa trị kịp thời, tránh để hậu quả nghiêm trọng.
Xem thêm: Nếu không biết 3 cách chữa thoát vị đĩa đệm cổ này, bệnh sẽ còn đeo bám mãi
Nguyễn Ngòi (tổng hợp)
Bài viết cùng chuyên mục
- Bấm huyệt có tác dụng gì? Ai nên bấm huyệt và những địa chỉ bấm huyệt uy tín nhất nên biết
- Cấy chỉ chữa bệnh gì, đối tượng áp dụng và những lưu ý khi tiến hành cấy chỉ
- Châm cứu: Giải pháp điều trị không cần dùng thuốc hiệu quả cho mọi đối tượng
- Sữa Ensure gồm những loại nào? Có tốt không và giá bán bao nhiêu?
- Cao xương khớp gồm những loại nào, sử dụng cho người bệnh xương khớp có tốt không?
- Sữa bột NutriCare Gold dành cho đối tượng nào? Giá bao nhiêu một hộp?
- Thuốc Aspirin là thuốc gì? Công dụng như thế nào và giá bán bao nhiêu?
- Sữa non Alpha Lipid có thực sự tốt không? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu, giá bao nhiêu?
- Thuốc xịt Salonpas Jet Spray có tốt không? Giá bán bao nhiêu?
- Thuốc Effe-Paracetamol có tác dụng gì? Giá bán bao nhiêu 1 hộp?
Bình luận (0)