Thuốc Korulac giải pháp cho người bệnh gout
Thuốc Korulac là một trong những loại thuốc Tây y thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định cho người bệnh xương khớp sử dụng, đặc biệt là bệnh nhân gout. Vậy thực chất thuốc korulac có những công dụng gì và cách sử dụng như thế nào là phù hợp nhất. Mời các bạn tham khảo bài viết sau đây.
1. Thành phần thuốc Korulac
Trước khi tìm hiểu về công dụng thuốc korulac 200mg đối với bệnh gout nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung thì mọi người cần hiểu rõ về nguồn gốc, xuất xứ của thuốc, quan trọng nhất vẫn là thành phần có trong thuốc.
Thuốc Korulac được đóng gói dạng vỉ, mỗi vỉ 10 viên
-
Xuất xứ và quy cách thuốc korulac
Korulac là một loại thuốc ngoại nhập, được sản xuất bởi Hankook Korus Pharm Co.,Ltd. Hiện thuốc đã được Bộ y tế cấp phép cho lưu hành rộng rãi trên thị trường Việt Nam. Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn là đơn vị chính nhập khẩu thuốc korulac về Việt Nam.
Thuốc có quy cách đóng gói dạng hộp, một hộp có 10 vỉ và một vỉ 10 viên. Thuốc bào chế theo dạng viên nang 200mg. Giá thuốc korulac trên thị trường Việt Nam là 618.677 đồng/ hộp, tuy nhiên đây là mức giá bán sỉ cho các đơn vị phân phối, các bạn có thể tham khảo giá bản lẻ tại các hiệu thuốc uy tín.
Có một số địa chỉ hiện đang bày bán số lượng lớn thuốc korulac tại hai thành phố lớn Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, độc giả có thể tham khảo:
# Tại TP. Hồ Chí Minh:
Nhà thuốc Phương Vy: Số 534 đường Nguyễn Chí Thanh, quận 11.
Nhà thuốc Long Châu: Số 375 đường Hai Bà Trưng, quận 3.
# Tại Hà Nội:
Nhà thuốc bệnh viện Đại học y Hà Nội
Nhà thuốc Pháp – Việt
-
Thành phần chính trong thuốc korulac
Thành phần chính của thuốc korulac 200mg là Etodolac. Vậy Etodolac là gì? Đây là một loại biệt dược thuộc nhóm thuốc chống viêm không chứa steroid. Thành phần này thường có trong các loại thuốc trị đau nhức, viêm nhiễm, sốt cao. Tác dụng chính của nó là giảm các cơn đau cấp, giảm đau sau chấn thương, đau bụng kinh, viêm nhiễm khớp và một số triệu chứng khác của bệnh viêm xương khớp.
Ngoài những công dụng kể trên thì thành phần này còn có một số tác dụng phụ, nhưng chỉ có thể phát sinh tác dụng phụ này khi người dùng thay đổi liều lượng sử dụng. Chính vì vậy các bac sĩ thường chỉ định bệnh nhân áp dụng liều dùng thấp nhất, nhằm giảm thiểu tối đa tác dụng phụ.
Thuốc chỉ định dùng cho bệnh nhân gout, viêm xương khớp, đau nhức xương khớp cấp,..
Có thể kể đến một số tác dụng phụ khi tăng lượng etodolac trong thuốc korulac như viêm loét dạ dày, gây đầy bụng, nóng trong bụng, dạ dày co thắt gây buồn nôn, nặng hơn có thể gây ra hiện tượng chảy máu dạ dày, hoặc gan bị nhiễm độc.
Những tác dụng phụ ở ổ bụng khiến người bệnh đi ngoài ra phân đen, thường xuyên bị chóng mặt, sức khỏe suy yếu, cơ thể mệt mỏi. Kèm theo một số triệu chứng bên ngoài như sốt phát ban, ù tai,…
2. Công dụng thuốc korulac
Thuốc korulac có tác dụng gì? Đây chắc hẳn là thắc mắc chung của đa số người bệnh khi được chỉ định sử dụng thuốc korulac.
-
Công dụng chính của thuốc korulac
Cụ thể, thuốc korulac 200mg là một loại thuốc Tây y chuyên được chỉ định trong điều trị bệnh gout, bệnh giả gout, bệnh viêm nhiễm xương khớp, đau nhức xương khớp cấp tính,…
Ngoài ra, thuốc còn hỗ trợ giảm đau khá hiệu quả sau quá trình phẫu thuật, sau nhổ răng, cắt tầng sinh môn..
-
Chống chỉ định dùng thuốc korulac
Mặc dù công dụng thuốc korulac khá nhiều, có thể điều trị bệnh đối với tất cả các nguyên nhân gây ra bệnh gout, hoàn toàn phù hợp với bệnh nhân gout nói riêng và viêm đau xương khớp nói chung nhưng có một số đối tượng bị chống chỉ định với thuốc. Điển hình là những người bệnh dị ứng với aspirin hoặc NSAID, người bệnh bị hen suyễn, viêm mũi mãn tính, nổi mề đay hoặc một số phản ứng dị ứng xuất hiện ngoài da.
Đặc biệt, những người bị loét dạ dày, tá tràng, suy thận là đối tượng tuyệt đối không được sử dụng thuốc korulac, vì thành phần chính trong thuốc có tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến những bộ phận này.
Ngoài ra, phụ nữ có thai và cho con bú cũng là những đối tượng chính chống chỉ định với các thành phần của thuốc.
Một số toa thuốc còn kèm theo các loại thuốc chống đông, vì thế cần thận trọng trong việc kết hợp giữa 2 loại thuốc này vì có thể làm tăng khả năng chảy máu. Hay việc dùng thuốc korulac còn có thể kích thích làm gia tăng nồng độ lithi trong máu, cùng với việc gia tăng độc tính cyclosporine trong thận.
3. Liều lượng sử dụng thuốc korulac
Người bệnh cần tuyệt đối dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
– Đối với những trường hợp bệnh khác nhau thì bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng khác nhau. Cụ thể:
– Bệnh nhân gout, viêm nhiễm xương khớp: Sử dụng tối đa 1.200mg mỗi ngày.
– Bệnh nhân có trọng lượng cơ thể dưới 60kg: Sử dụng tối đa 20mg/ kg/ ngày.
– Bệnh nhân nhổ răng, hoặc các bệnh về nha khoa: Sử dụng 200mg thuốc, dùng đều đặn mỗi ngày từ 3 đến 4 lần.
– Bệnh nhân bị viêm nhiễm phần gân duỗi, bao hoạt dịch, bao gân, viêm nhiễm khuỷu tay, mạc gan bàn chân hoặc đau tầng sinh môn: Sử dụng tối đa 400mg, mỗi ngày dùng 2 đến 3 lần.
Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, sử dụng thuốc korulac mà bệnh nhân thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường sau thì nên ngừng sử dụng thuốc, thăm khám và nghe chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa:
– Cảm giác bụng đầy hơi, khó tiêu. Hay bị buồn nôn, có khi còn nôn ra máu.
– Đau bụng thường xuyên, táo bón.
– Viêm, đau dạ dày.
– Thường xuyên có cảm giác chống mặt, hồi hộp, lo âu.
– Người bệnh dễ bị nhược cơ, đôi khi biểu hiện như người mắc chứng trầm cảm.
Như vậy, bài viết hy vọng những thông tin có liên quan đến thuốc korulac kể trên sẽ giúp ích phần nào cho độc giả trong quá trình chữa trị bệnh. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
Hoàng Nguyên (tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!