Đau đốt sống cổ và những biến chứng nguy hiểm
Hiện tượng đau đốt sống cổ xảy ra ở nhiều lứa tuổi. Tuy nhiên đây không chỉ đơn thuần là một cơn đau mà nó còn kéo theo nhiều bệnh lý về xương khớp khác nữa. Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng này và những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
1. Dấu hiệu đau đốt sống cổ
Đau đốt sống cổ là biểu hiện đầu tiên của bệnh thoái hóa đốt sống cổ, đây là bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống. Một số triệu chứng đau đốt sống cổ, triệu chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ dễ bắt gặp như: đau vùng cổ, đau đốt sống cổ gây tê tay, đau đốt sống cổ ù tai, đau đốt sống cổ gây chóng mặt, đau đốt sống cổ đau nửa đầu,..
Từ đó phần cổ của người bệnh trở nên cứng, khó xoay chuyển, các cơn đau lan dần xuống vai, đau ở khớp cổ và vai,… khiến người bệnh cảm giác khó chịu và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hằng ngày.
Cảm giác buốt khó chịu này xảy ra ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi, mọi cử động sinh hoạt đều gây ra đau đớn. Cụ thể, khi vận động cổ thì bị đau, cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, đau lan lên đầu gây nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, cơn đau nhức nhối ở gáy tiếp tục lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hoặc cả hai bên.
Một số trường hợp nặng còn bị mất cảm giác khéo léo của đôi tay, đôi khi cả cánh tay và bàn tay, cảm giác tê liệt kéo dài. Những khi thời tiết thay đổi, không khí lạnh tràn về cũng khiến cơn đau đốt sống cổ tăng lên.
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ, và hiện tượng đau đốt sống cổ không chỉ xuất hiện nhiều ở những người già, đau đốt sống cổ ở người già mà còn thường gặp ở người trẻ, gây đau đốt sống cổ ở người trẻ, đặc biệt là đau đốt sống cổ ở dân văn phòng, hoặc phụ nữ bị đau đốt sống cổ khi mang thai.
2. Nguyên nhân đau đốt sống cổ
Nguyên nhân ban đầu gây nên hiện tượng đau đốt sống cổ là tư thế vận động, làm việc, nghỉ ngơi sai. Làm việc kéo dài hoặc ít vận động cũng là nguyên nhân đau đốt sống cổ, gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Một số công việc đòi hỏi cúi nhiều, hoặc ngửa nhiều, mang vác vật nặng hoặc ngồi trước máy vi tính quá lâu dần đến làm sai lệch cấu trúc bình thường của cô, dẫn tới biến đổi mô xương, dây chằng, cơ, tình trạng đau đốt sống cổ này để lâu gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ, hình thành các gai xương đốt sống.
Tuổi tác cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra chứng đau đốt sống cổ, bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Những người qua tuổi trung niên, vào khoảng 40 đến 50 tuổi thường bị đau đốt sống cổ. Vì đây là lúc quá trình lão hóa các đĩa liên đốt diễn ra, máu khó lưu thông đến các thân đốt khiên hình thành bệnh.
Sau đó là yếu tố di truyền, những người có người thân từng mắc bệnh này cũng có nguy cơ cao mắc bệnh, vì thế mà cũng có nhiều trường hợp đau đốt sống cổ ở người trẻ.
3. Đau đốt sống cổ là bệnh gì và những biến chứng nguy hiểm
Đau đốt sống cổ gây thoái hóa đốt sống cổ làm ảnh hưởng khiến các khớp có thể bị biến dạng, sưng gay đau, hạn chế vận động của người bệnh. Vậy cụ thể đau đốt sống cổ là bệnh gì và nó có những biến chứng nguy hiểm gì ?
- Rối loạn tiền đình
Đau đốt sống cổ gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ, từ đó làm tổn thương lỗ tiếp hợp, gây chèn ép mạch máu khiến người bệnh bị rối loạn tiền đình.
- Hội chứng thần kinh
Từ đau đốt sống cổ gây ra đau dây thần kinh chẩm, vai, gáy, đây gọi là hội chứng vai, cánh tay. Người bệnh còn có thể bị rối loạn thần kinh thực vật ở vùng cổ, vai, tay. Hội chứng này khiến hẹp lỗ ngang, làm cho hẹp động mạch đốt sống gây ra tình trạng thiểu năng sống nền làm cho người bệnh ù tai, mờ mắt, chóng mặt,… Nguy hiểm hơn, bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ còn có thể gây bại liệt một hoặc hai tay.
- Thoát vị đĩa đệm
Do vị trí và cấu tạo của đốt sống cổ khá lỏng lẻo ở giữa đầu và thân nên rất dễ bị chấn thương. Khi đau đốt sống cổ, dẫn đến thoái hóa, các liên kết dần trở nên lỏng lẻo hơn, làm gia tăng cao nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
Từ đó, dễ gây ra một số biến chứng nặng nề hơn như bại liệt một hoặc hai tay, rối loạn cảm giác tứ chi, rối loạn thực vật, chèn ép rễ thần kinh, tủy,…
Đọc chi tiết: Bệnh thoát vị đĩa đệm- Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị
- Hội chứng cổ – tim
Những thay đổi do bệnh lý tác dộng đến các hạch giao cảm cổ, gây ảnh hưởng tới sự chi phối thần kinh ở tim thông qua dây thần kinh tim.
4. Phương pháp điều trị đau đốt sống cổ
- Thay đổi lối sống
Triệu chứng đau đốt sống cổ ảnh hưởng nhiều từ nghề nghiệp, vận động nên sau mỗi ngày làm việc người bệnh cần xoa bóp, chăm sóc trực tiếp đến vùng này, không nên làm việc quá sức, cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý hơn.
Đối với trường hợp đau đốt sống cổ ở dân văn phòng thì nên chú ý tới vị trí ngồi làm việc, ghế ngối phải có độ cao phù hợp so với bàn làm việc và máy vi tính, không nên để ghế quá cao hoặc quá thấp, giữ khoảng cách hợp lý từ tay đến máy vi tính, khoảng 50-66 cm, đặc mằn hình dưới tầm mắt khoảng 10 – 20 độ. Khi ngồi nên chỉnh ghế để 2 cẳng tay song song với nền nhà, giữ lưng thẳng và 2 vai giữ ngang bằng.
Người bị đau đốt sống cổ không nên nằm bất động quá lâu
Ngoài ra, người bệnh khi ngủ phải thường xuyên trở mình, tránh nằm một tư thế quá lâu sẽ dễ bị vẹo cổ. Không nằm sấp vì tư thế này khiến cổ bị gập xuống dễ gây nên những thoái hóa đốt sống cổ, cũng không nên nằm gối đầu quá cao.
- Áp dụng phương pháp Tây y
Khi tình trạng không thuyên giảm, người bệnh cần đi thăm khám và nghe lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa. Việc sủ dụng thuốc khi điều trị đau đốt sống cổ theo Tây y là cần thiết, một số loại thuốc chuyên dùng như Paracetamol, Tramadol, nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid liều thấp, thuốc giãn cơ, thuốc chống thoái hóa đốt sống cổ tác dụng chậm. Có trường hợp người bệnh còn được bác sĩ chỉ định tiêm thuốc Glucocorticoid cạnh cột sống.
Ngoài điều trị nội khoa còn kết hợp cả vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Đầu tiên là mát xa cổ, sử dụng tay phải rà tìm vị trí đau đốt sống cổ 5, đau đốt sống cổ số 6, số 7 (to hơn so với các đốt sống cổ khác), day xung quanh đốt sống đó. Một số động tác có thể làm tại nhà là chườm nóng, làm mềm da, không nên vặn nắn quá mạnh.
Một số bài tập bệnh cổ vai gáy, thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả và đơn giản như: nghiêng cổ lần lượt sang trái rồi sang phải, mỗi bên 10 lần. Cúi cổ về phía trước, ngửa cổ về phía sau, mỗi phía 10 – 15 lần.Quay cổ về phía vai trái rồi ra sau và ngược lại, mỗi chiều 5 lần.
- Áp dụng phương pháp Đông y
Điều trị đau đốt sống cổ, thoái hóa đốt sống cổ bằng phương pháp Đông y từ xưa luôn được nhiều người tin tưởng sử dụng bởi an toàn, hiệu quả cao.
Bài thuốc Đông y không chỉ chữa bệnh từ sâu bên trong, mà còn bổ sung dưỡng chất, nuôi dưỡng từng cơ quan, khí huyết, giúp người bệnh khỏe mạnh hơn. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y có tác dụng bổ trợ lẫn nhau:
Thuốc đặc trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ: thành phần gốm ngưu tất, tơ hồng xanh, cầu tích, hy thiêm, độc hoạt, thạch cao, chi mẫu, phòng phong, dây đau xương, đỗ trọng, xuyên quy,… và một số thành phần khác. Thuốc có tác dụng phong tán hàn, trừ thấp, giảm đau, sơ thông kinh lạc giúp điều trị, ngăn ngừa thoái hóa, cung cấp dưỡng chất giúp dây chằng tại các đốt sống vững chắc hơn, điều trị đau đốt sống cổ, bệnh thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả.
Thuốc hoạt huyết bổ thận: gồm xích đông, tơ hồng xanh, hạnh phúc, cà gai, bách bộ, găm, càng sung, bồ công anh, nhân trần, hoàng kỳ, ba kích. Bài thuốc này có công dụng bổ thận, trừ đàm, trừ thấp, giải độc, tăng cường chức năng thận, ích tủy sinh huyết, mạnh gân cốt. Ngoài ra bài thuốc còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể người bệnh, ngăn chặn bệnh tái phát.
Đọc ngay: Thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ: Cách chữa trị và phòng ngừa
Hoàng Nguyên (tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!