Bệnh đau khớp vai có nguy hiểm không và những thông tin cần biết
Đau khớp vai có nguy hiểm không là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra. Chứng đau này có thể gây ra một số biến chứng nếu không chữa trị đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để thu thập những hiểu biết chung nhất về đau khớp vai.
1. Giải đáp thắc mắc đau khớp vai có nguy hiểm không?
Đau khớp vai là một chứng đau xảy ra ở khớp vai, xảy ra phổ biến ở những người cao tuổi. Đau khớp vai ảnh hưởng không ít đến công việc và sinh hoạt hằng ngày.
Biểu hiện của chứng đau khớp vai là những cơn đau âm ỉ ở khớp vai. Theo thời gian, nếu không được chữa trị đúng cách, cơn đau ngày một nặng hơn. Các cơn đau chủ yếu sẽ diễn ra vào ban đêm, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. hơn nữa, các vận động hằng ngày có liên quan đến khớp vai cũng sẽ bị hạn chế. Tay không giơ 4 phía được, khớp vai bị cứng,…
Người bệnh có thể bị tàn phế từ các triệu chứng đau khớp vai kéo dài
Tóm lại, bệnh đau khớp vai có nguy hiểm không? Đây là căn bệnh rất nguy hiểm nếu không chữa trị kịp lúc và đúng cách do vận động tại đây bị hạn chế, khí huyết ngưng trệ nên cơ gân, cơ khớp không được nuôi dưỡng.
2. Các loại đau khớp vai thông thường và mức độ nguy hiểm của nó
Tìm hiểu các dạng đau viêm khớp vai cùng các triệu chứng nguy hiểm có thể gặp phải nếu không điều trị đau khớp vai đúng cách.
-
Đau viêm khớp vai thuần
Người bệnh đau ở mõm phía trong cùng, đau mặt trước và ngoài của vai. Khi vận động mạnh, nhất là khi thực hiện các động tác dang tay ra ngoài hay giơ hai tay lên trên và gãi lưng, cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn.
-
Đau viêm quanh khớp thể vai đông cứng
Đây là tình trạng đau do hạn chế vận động khớp vai, nguyên nhân do co cứng bao khớp. Người bệnh không cảm thấy đau nhiều nhưng bị hạn chế vận động. Không chữa trị có nguy cơ bị teo cơ nhẹ.
Những biến chứng của bệnh là câu trả lời tốt nhất khi thắc mắc bệnh đau khớp vai có nguy hiểm không
-
Hội chứng vai – tay
Bệnh nhân bị nghẽn tắc và rối loạn thần kinh vận mạch ở vân tay sẽ bị phù bàn tay, sau đó lan dần đến phần cẳng tay. Bàn tay bị phù cứng, gây đau nhức suốt đêm và có thể kéo dài lên vai.
Các chứng đau khớp vai trên rất dễ xảy ra, đặc biệt là những người lười tập luyện thể dục thể thao, những vận động viên chuyên nghiệp các môn thể thao như cầu lông, bơi lội, tennis,… Không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến các tình trạng sau đây:
– Viêm cấp tính: người đau cảm nhận những cơn đau đột ngột, dữ dội, lan lên gáy và đầu, cổ và thậm chí cơn đau lan ra cả sau lưng, cánh tay,…
– Liệt cứng, hãm khớp: khó cử động dù chỉ là cử động nhẹ. Các cơn đau có cường độ mạnh hơn cả thể cấp tính.
– Đau khớp, liệt vai: khớp vai bị hẹp, tay không thể cử động và thậm chí có thể bị liệt.
Qua các tình trạng trên, ta có thể dễ dàng hiểu được, nếu không điều trị đau khớp vai đúng cách sẽ có thể bị liệt khớp vai vĩnh viễn. “Tàn phế” gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bị mà còn là gánh nặng của người thân.
Tham khảo thêm: Đau khớp vai khi chơi cầu lông – Sơ sẩy để lại hậu quả khó lường
3. Một số phương pháp điều trị đau khớp vai
Nhận thức được mức độ nguy hiểm của bệnh đau khớp vai, mọi người cần biết được một số cách điều trị đau khớp vai hiệu quả để tránh tình trạng xấu nhất có thể xảy ra.
-
Nghỉ ngơi
Kết hợp vận động và nghỉ ngơi một cách hợp lý nhất, đặc biệt khi đang bị đau. Không cố quá sức luyện tập hay khiêng vác thứ gì. Biết cách vận động khớp vai đúng.
-
Dùng thuốc giảm đau
Sử dụng thuốc giảm đa khớp vai theo chỉ định điều trị đúng liều lượng thuốc
Có thể sử dụng thuốc giảm đau để hạn chế tình trạng đau nhưng không được lạm dụng vì sẽ gây ảnh hưởng đến một số bộ phận khác trong cơ thể như gan, thận, dạ dày,… Người đau có thể dùng các vị thuốc Đông y thay vì thuốc tây để làm giảm cơn đau. Đông y luôn được coi là phương pháp trị xương khớp an toàn, hiệu quả nhưng đòi hỏi sự kiên trì ờ người bệnh.
-
Phẫu thuật và tập vật lý trị liệu
Nếu cơn đau xảy ra với cường độ quá sức chịu đựng và tần suất dày đặc, buộc lòng bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuât để can thiệp trực tiếp vào chỗ đau của mình. Sẽ mất một khoảng thời gian để hồi phục vết thương. Sau đó, bệnh nhân có thể kết hợp tập vật lý trị liệu theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn để khớp vai trở lại linh hoạt hơn.
QUa thông tin trên chắc hẳn người bệnh đã biết bệnh đau khớp vai có nguy hiểm không cũng như các phát hiện và điều trị hiệu quả nhất. Chúc mọi người khỏe mạnh!
Thúy Nhi (Tổng hợp).
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!