Xem vị trí đau chân xác định nguyên nhân và cách điều trị đau chân

Đau chân khiến người bệnh đi lại khó khăn, khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày. Hiện tượng này còn là khởi đầu của một số bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Tùy thuộc vào vị trí đau mà xác định bệnh cũng như cách điều trị đau chân được hiệu quả nhất.

Nhiều người thường gặp phải tình trạng đau chân, hay tê mỏi chân khiến ảnh hưởng tới vận động trong cuộc sống hằng ngày. Thực tế, đau chân không đơn thuần là một biểu hiện thông thường mà nó là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý xương khớp.

Đau chân không tập trung vào một vị trí cố định nào mà lan sang nhiều vị trí khác nhau. Tùy thuộc vào điểm đau chân mà xác định được bệnh lý mắc phải cũng như tìm được cách điều trị phù hợp. Dưới đây là một số loại đau chân thường gặp, nguyên nhân gây đau chân và cách điều trị đau chân.

1. Đau gót chân

Tại sao bị đau chân?

  • Nguyên nhân gây đau gót chân

Theo bác sỹ Nguyễn Quang Huy – trưởng khoa ngoại tổng quát bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM, đau gót chân là khi người bệnh cảm giác đau thốn dưới gót như bị kim đâm, cơn đau có thể một lúc rồi hết nhưng cũng có khi đau suốt cả ngày.

Dùng ngón tay ấn dưới đế gót chân, lệch nhẹ vào trong sẽ gây cảm giác đau thốn. Còn khi đi chụp Xquang sẽ thấy hình ảnh chôi xương nhọn ở dưới xương gót, đây là hiện tượng gai xương gót, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau gót chân.

Gai xương gót là hậu quả của tình trạng viêm cân gan bàn chân kéo dài, từ đó dẫn tới mọc xương tân tạo tại vùng gót chân.

Nguyên nhân thứ 2 gây đau gót chân là do viêm gân gót hoặc viêm bao hoạt dịch gân gót. Bệnh này thường gặp ở những người vận động với cường độ cao hoặc người ở lứa tuổi trung niên.

Lúc này gân gót bị kéo căng do vận động quá tải, gân mất độ mềm dẻo, dần thoái hóa khớp, dễ viêm và thậm chí là dễ bị đứt gân. Một số yếu tố dễ gây viêm gân gót còn do đi gày cao gót quá nhiều, chế độ tập luyện không phù hợp,…

  • Điều trị đau gót chân

Có khá nhiều phương pháp điều trị bệnh, biện pháp đầu tiên là nghỉ ngơi, kết hợp nẹp bất động chân ở tư thế trung gian vào mỗi tối. Chườm túi đá vào vùng đau gót chân, tập các bài tập duỗi cơ cảng chân nhiều lần vào mỗi sáng.

Người bệnh cũng nên hạn chế đi chân đất, nên đi giày có lót đề mềm hoặc giày dép chỉnh hình khi có bất thường tại xương bàn chân. Trong trường hợp bị đau quá thì có thể dùng thuốc chống viêm giảm đau không steroid như aspirin, diclofenac, meloxicam hoặc tiêm corticoid tại chỗ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

2. Đau gan bàn chân

Tìm hiểu bệnh đau chân ở vùng gan bàn chân

Khi người bệnh bị đau nhức lòng bàn chân, kèm nóng gan bàn chân hoặc đau khớp bàn chân thì đây là triệu chứng của bệnh viêm cân gan bàn chân. Cân gan bàn chân là dải gân cơ bám từ xương gót đến các chỏm xương giúp chân có độ nhún.

Nó có tác dụng duy trì độ cong sinh lý của bàn chân, giảm nhẹ trọng lực dồn xuống bàn chân khi vận động. Từ đó giúp việc đi lại dễ dàng hơn, bảo vệ các khớp.

  • Nguyên nhân gây đau gan bàn chân

Có khá nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm cân gan bàn chân dẫn đến đau gan bàn chân. Đầu tiên là tình trạng thừa cân, béo phì, sau đó là do người bệnh thường xuyên mang giày cao gót khiến dây gân gót co rút và bị ngắn lại, làm những mô xung quanh gót chân bị căng, dễ tổn thương.

Ngoài ra, người có gan bàn chân phẳng cũng dễ bị viêm cân gan bàn chan, do phần này phải tiếp xúc nhiều với mặt phẳng lâu dần bị thoái hóa khớp cổ chân, mất đi độ mềm dẻo.

Những người bị viêm khớp dạng thấp, hoặc người bước vào độ tuổi trung niên khi các chức năng xương khớp dần suy giảm cũng là những đối tượng dễ mắc bệnh này.

  • Điều trị đau gan bàn chân

Sử dụng thuốc Tây y để giảm đau và ngăn ngừa biến chứng. Những loại thuốc phổ biến nhất là NSAIDs và Corticosteroid. Tuy nhiên thuốc có mang lại một số tác dụng phụ như đau dạ dày, tổn thương thận, teo da, giảm sắc tố da, nhiễm trùng, chảy máu,…

Phương pháp chỉnh hình bằng các thiết bị hỗ trợ cũng được lựa chọn để điều trị dứt điểm tình trạng đau gan bàn chân, nhưng thủ thuật này có thể gây ra vết bầm, sưng, đau và chưa được chứng minh là có hiệu quả kéo dài hay không.

Chính vì thế nhiều người chọn điều trị đau gan bàn chân bằng thuốc Đông y. Các bài thuốc Đông y tập trung vào bổ can huyết, giúp nuôi gân, sử dụng kèm thuốc hoạt huyết và phương pháp châm cứu, bấm huyệt để đưa lại hiệu quả tốt nhất.

Ngoài chữa bệnh, thuốc Đông y còn nuôi dưỡng cơ thể, giúp cân bằng tự nhiên trong cơ thể, chống lại những bệnh như viêm can gân chân, xương gai gót chân, đau thốn gót chân,…

3. Đau cổ chân

Đau chân phải làm gì?

Xung quanh khớp cổ chân được bao quanh bởi hệ thống xương và các dây chằng lớn, chúng có tác dụng giúp cổ chân hoạt động cân bằng, vững chắc. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khiến dây chằng phần cổ chân bị rách gây ra hiện tượng đau cổ chân.

  • Do quá trình lão hóa khớp

Quá trình lão hóa khiến sụn khớp dần bị thoái hóa, xương cọ xát vào gây nên tình trạng đau cổ chân, gây khó khăn trong di chuyển.

  • Do chấn thương

Bệnh còn có thể xuất hiện do một số chấn thương xương khớp khi vận động quá mạnh. Từ đó, xuất hiện tình trạng viêm khớp, nhiễm khuẩn gây đau cổ chân.

  • Do thừa cân, béo phì

Khi cơ thể bị thừa cân, béo phì, thiếu canxi do nạp vào cơ thể quá nhiều chất đạm, người bệnh lại ít vận động khiến cơ thể tạo áp lực lên phần cổ chân. Lâu dần khiến khớp cổ chân bị tổn thương và dễ bị viêm nhiễm.

  • Do bệnh gout

Bệnh gout cũng là một trong những nguyên nhân khiến khớp cổ chân bị viêm, sưng, nóng, tấy đỏ.

4. Đau bắp chân

Đau chân ở phần bắp có sao không?

Đau bắp chân là hiện tượng phần bắp chân người bệnh bị đau nhức, mỏi hoặc cảm thấy nặng chân, chỉ đau nhiều ở phần thịt chứ không đau ở trong xương. Cơn đau có thể xuất hiện vào cuối ngày hoặc nhiều thời điểm khác trong ngày.

Bệnh thường gặp phải ở những người ít vận đọng, đứng thường xuyên hoặc ngồi một chỗ như nhân viên văn phòng, hoặc những người thường ngồi xếp bằng, quỳ gối ngồi lên bắp chân như người tu hành cũng dễ bị đau bắp chân.

  • Nguyên nhân gây đau bắp chân

Một số nguyên nhân điển hình gây đau bắp chân là suy tĩnh mạch, đau khớp gối do thoái hóa mãn tính, đau nhức do tổn thương thần kinh ngoại biến, … Cụ thể, những người bị đau bắp chân do suy giảm tĩnh mạch thường phải đứng quá lâu, ít vận động, từ đó các mạch máu ở phần bắp chân lưu thông kém, ứ động gay chèn ép dẫn đến đau nhức.

Đau bắp chân do đau dây thần kinh tọa cũng là một nguyên nhân phổ biến, tùy thuộc vào vị trí dây thần kinh tọa bị tổn thương mà mức độ đau chân có thể khác nhau.

Hoặc đơn giản hơn đau bắp chân là do bị chuột rút, tình trạng này gặp phải khi khởi động không kỹ trước khi tập thể dục, hoặc do tập luyện quá sức. Ngoài ra phụ nữ đang mang thai cũng bị thiếu canxi nên dễ bị chuột rút, gây đau bắp chân.

  • Điều trị đau bắp chân

Ban đầu khi bị đau bắp chân người bệnh thường xoa bóp chân để giúp tĩnh mạch thông suốt và giảm đau, tuy nhiên không nên dùng dầu nóng để xoa bóp để tránh tĩnh mạch bị giãn, máu bị đọng. Thay vào đó, người bệnh có thể dùng nước mật ong chanh ấm để làm dung dịch xoa bóp bắp chân.

Bên cạnh đó, việc đau chân nên ăn gì hay đau chân kiêng ăn gì cũng rất quan trọng. Người bệnh nên bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm giàu chát xơ, protein, vitamin E, các khoáng chất để giúp giảm các cơn đau bắp chân. Kiêng dùng các thực phẩm chứa nhiều chất cafein gây căng thẳng cơ thể, hạn chế đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ,…

Đối với những trường hợp bệnh nặng, người bệnh cần dùng thuốc đặc trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đầu tiên là dũng thuốc tân dược có khả năng chống viêm, giảm đau. Mặc dù các thuốc này có tác dụng nhanh đối với tình trạng đau bắp chân nhưng chỉ điều trị được bên ngoài mà không chữa được nguyên nhân gây bệnh bên trong.

Vì thế, để điều trị dứt điểm đau bắp chân, người bệnh nên dùng thuốc Đông y, những bài thuốc này có tác dụng điều trị từ sâu bên trong căn nguyên gây bệnh, trị dứt điểm va có hiệu quả lâu dài.

5. Đau mắt cá chân

Đau mắt cá chân thường là biểu hiện của bệnh viêm khớp, người bệnh thường bị đau đơn vùng mắt cá, phần này còn bị sưng to kèm theo đỏ gây khó khăn trong việc đi lại.

  • Nguyên nhân gây đau mắt cá chân

Nguyên nhân phổ biến là do chấn thương khi chơi thể thao, những tác động mạnh thường làm bong gân ở vị trí mắt cá chân, khiến mắt cá bị tổn thương dẫn đến đau mắt cá chân. Nếu để lâu dễ dẫn đến viêm nhiễm, từ đó gây thoái hóa khớp.

Thứ hai là do người bệnh bị thừa cân, béo phì khiến trọng lượng cơ thể đổ dồn lên phần chân quá nhiều, khiến các dây chằng nơi cổ chân mất thăng bằng và yếu dần, để lâu gây nên tình trạng đau mắt cá chân.

  • Điều trị đau mắt cá chân

Khi mới xuất hiện tình trạng đau mắt cá chân, người bệnh nên có biện pháp nghỉ ngơi, điều trị ban đầu bằng cách chườm đá lạnh vào chỗ mắt cá chân từ 15 – 20 phút mỗi lần. Kết hợp tập luyện vật lý trị liệu, các bài tập thư giãn nhẹ nhàng giúp giảm đau mắt cá chân.

Cần có một chế độ ăn uống khoa học, duy trì cân nặng ở mức trung bình, tránh tình trang thừa cân béo phì. Tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

Hạn chế đi chân đất, hay mang giày cao gót quá nhiều, người bệnh nên mang giày có đề nâng cao vòm, ôm lòng bàn chân để tạo cảm giác thoải mái khi di chuyển.

Có thể bạn quan tâm: Điều trị thoái hóa khớp bằng những phương pháp lành tính

Hoàng Nguyên (tổng hợp)

GỢI Ý XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo