Bệnh gout ăn nhiều trứng có tốt không?

Ăn nhiều trứng có tốt không luôn là câu hỏi mà mọi người thắc mắc, kể cả những người bình thường hay là với những người bị bệnh gout. Bởi trên thực tế, trứng là một loại thực phẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và rất tốt cho cơ thể, những người bị bệnh gout vẫn có thể ăn trứng do hàm lượng purin thấp. Vậy khi bị gout, ăn nhiều trứng có tốt không?

Ăn nhiều trứng có tốt không?

Trứng (gia cầm nói chung) là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, gồm có các acid amin, như acid folic, Omega-3, photpho, kẽm, sắt và các loại vitamin B từ B1 – B12 rất tốt cho cơ thể con người. Nếu sử dụng đúng cách, trứng sẽ rất tốt cho cơ thể cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cải thiện một số tình trạng bảo vệ gan, chống xơ hóa động mạch, phòng chống ung thư, tăng cường trí não, làm đẹp da… Tuy nhiên mọi người không nên vì những tác dụng đó mà ăn quá nhiều trứng mỗi ngày và mỗi tuần.

Ăn nhiều trứng có tốt không? Theo Tổ chức Y tế Thế giới thì mọi người, bất cứ ở độ tuổi nào cũng không nên ăn quá 10 quả trứng gà một tuần. Trong khi đó, Tổ chức Tim mạch Anh lại cho rằng mỗi người không nên ăn quá 4 quả trứng gà một tuần. Dù vậy, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng nên ăn không quá 5 quả trứng gà mỗi tuần với người già, người trẻ (thanh niên) thì có thể ăn tối đa 7 quả/tuần. Còn với trẻ em thì sau khi trẻ biết ăn dặm khoảng 6 – 12 tháng tuổi thì mới nên cho trẻ ăn cùng với bột…

Có thể bạn quan tâm: Người bệnh và người khỏe mạnh có nên uống sữa đậu nành mỗi ngày?

Hàng ngày có nên ăn nhiều trứng không

Hàng ngày có nên ăn nhiều trứng không?

Vậy ăn nhiều trứng vịt có tốt không? Nhiều người thay vì ăn trứng gà lại chuyển sang ăn trứng vịt bởi nghĩ rằng trứng vịt không nhiều dinh dưỡng bằng nên có thể ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, bởi thực tế nhiều thành phần dinh dưỡng trong trứng vịt còn cao hơn so với trứng gà. Ví dụ như nhiều cholesterol hơn, nhiều calo hơn, chất béo bão hòa, vitamin và protein trong trứng vịt cũng nhiều hơn so với trứng gà.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều người thắc mắc ăn nhiều trứng ngỗng có tốt không, nhất là bà bầu và những người cần lượng dinh dưỡng lớn bởi họ cho rằng trứng càng to thì lượng dinh dưỡng càng cao. Trong trứng ngỗng có chứa lipit cao nên những người bị cao huyết áp, mỡ máu, bệnh về tim mạch hay bệnh gout nên hạn chế ăn trứng ngỗng.

Bệnh gout có được ăn trứng không?

Nhiều người nghĩ rằng trứng là một loại thực phẩm có hàm lượng porotein cao nên có thể không tốt cho người bệnh gout. Tuy nhiên, trên thực tế người bị bệnh gout có được ăn trứng bởi hàm lượng purin thấp trong trứng nên không ảnh hưởng đến sự tiến triển bệnh gout. Hơn nữa nó còn tốt cho sức khỏe và cải thiện tình trạng gout.

Có nên ăn nhiều trứng không khi bị gout

Có nên ăn nhiều trứng không khi bị gout?

Tác dụng của trứng với người bệnh gout

Thông thường người bị bệnh gout phải vô cùng chú ý đến chế độ ăn uống của bản thân, chỉ cần ăn theo sở thích là bệnh có thể tiến triển nhanh chóng ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Khác với những thực phẩm giàu protein và giàu đạm khác, trứng được sử dụng cho người bệnh gout bởi hàm lượng purin thấp nên phù hợp với chế độ ăn uống cho người bệnh.

Như đã kể trên, thành phần dinh dưỡng của trứng có chứa nhiều omega 3 và các acid amin, acid folic… tốt cho người bệnh gout. Trong đó, các acid béo omega 3  có tác dụng giảm đau, giảm sưng viêm và hiện tượng cứng khớp rất tốt.

Ngoài ra, trứng còn chứa nhiều acid amin, canxi, kẽm, photpho, sắt… viatmin B1, B6, B12… giúp xương chắc khỏe hơn.

Vậy người bị bệnh gout ăn nhiều trứng có tốt không? Câu trả lời là không. Mặc dù trứng có chứa ít purin nhưng nếu ăn nhiều đồng nghĩa với lượng purin được dung nạp vào cơ thể cũng tăng lên, có thể gây ảnh hưởng đến các khớp gout.

Ăn trứng đúng cách cho người bệnh gout

Với những người bị bệnh gout ăn trứng đúng cách là vô cùng quan trọng. Người bị bệnh gout ăn trứng luộc là tốt nhất. Bởi các cách chế biến khác ví dụ như trứng chiên dù chiên bằng dầu thực vật như dầu oliu, bơ hay loại dầu nào đi nữa vẫn làm tăng các gốc tự do, khi đó lượng cholesterol xấu trong trứng tăng lên và khi chúng bị oxy hóa thì tăng khả năng tích tụ các gốc tự do ở động mạch từ đó có thể dẫn đến hiện tượng cơ vữa động mạch, tăng khả năng mắc bệnh tim mạch. Trong khi đó trứng luộc thì vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng vốn có của nó không chỉ tốt cho người bệnh gout mà mọi ngời khi ăn trứng muốn giữ lại lượng dinh dưỡng cao nhất thì nên luộc. Tuy nhiên người bệnh gout lưu ý, chỉ nên ăn trứng gà và trứng vịt luộc chứ không nên ăn trứng vịt lộn.

Tại sao người bệnh gout không nên ăn trứng vịt lộn?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng trong một quả trứng vịt lộn có chứa rất nhiều thành phần đặc biệt là tăng lượng cholesterol xấu trong máu nguyên nhân dẫn đến các bệnh về huyết áp, tim mạch, đáo tháo đường tăng nguy cơ tắc nghẽn động mạch, dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ, trong khi đó lượng đạm cao trong trứng vịt lộn làm tăng sự tổng hợp các acid uric trong cơ thể không tốt cho người bệnh gout.

ăn trứng vịt lộn không tốt cho người bệnh gout

Ăn trứng vịt lộn không tốt cho người bệnh gout

Chế độ ăn uống hợp lý cho người bệnh gout

Bệnh gout nên ăn thực phẩm gì?

Bên cạnh câu hỏi ăn nhiều trứng có tốt không với người bệnh gout thì còn nhiều câu hỏi khác liên quan đến chế độ ăn uống hợp lý của người bệnh. Ngoài trứng, có rất nhiều thực phẩm tốt cho người bị bệnh gout, chính vì vậy lên kế hoạch cho các bữa ăn hàng ngày với các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và cải thiện tình trạng gout.

  • Trong trường hợp bị gout cấp tính, người bệnh nên uống đủ lượng nuốc mỗi ngày để lọc, thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, giúp máu lưu thông tốt hơn và các cơ quan khác cũng hoạt động hiệu quả hơn. các chuyên gia cho rằng người bệnh gout nên uống khoảng 2 – 3 lit nước mỗi ngày, có thể sử dụng các loại nước khoáng với độ kiềm cao để có thể đào thải lượng acid uric tồn động trong cơ thể và các khớp qua đường nước tiểu nhanh và hiệu quả hơn.
  • Một lời khuyên đến từ các chuyên gia, cần phải hạn chế lượng purin, lượng đạm đưa vào cơ thể bệnh nhân gout. Tuy nhiên không nên kiêng tuyệt đối gây hiện tượng thiết protein, khiến cơ thể suy yếu, thiếu chất, khả năng trao đổi chất bị ảnh hưởng có thể khiến bệnh gout tiến triển nhanh hơn kèm theo những bệnh lý khác
  • Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên chú ý không ăn quá 150g thịt mỗi ngày thay vào đó ăn nhiều rau xanh, các món ăn từ rau củ quả, chất xơ và những thực phẩm tốt cho cơ thể như xà lách, bắp cải, cà rốt,  khoai tây, dưa chuột, dưa gang, cà tím, củ ráy và chuối hột ,atiso,…
  • Ngoài lượng canxi có trong trứng, thì người bệnh có thể uống thêm sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua.

>>>Video: Bệnh gout có nên ăn những gì?

Bệnh gout không nên ăn thực phẩm gì?

  • Tuyệt đối tránh xa các cuộc hội họp, nhậu nhẹt, bởi khi đó thường ăn các loại nội tạng động vật như dạ dày, gan, thận, lòng… hay các loại thịt đỏ, giàu đạm như thịt dê, thịt chó, thịt bò, thịt ngựa, thịt trâu…
  • Bên cạnh đó các loại hải sản như tôm, cua, ốc, cá… là những thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao nên người bệnh không nên án quá nhiều, quá thường xuyên có khi phải kiêng hoàn toàn nếu bị gout nặng.
  • Các loại đồ khô, đồ đóng hộp, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, cay nóng, thực phẩm lên men chua như dưa hành cà muối chua, cóc xoài dầm… cũng nên hạn chế tuyệt đối với người bệnh gout.
  • Rượu, bia, thuốc lá thậm chí cả rượu thuốc hay rượu vang cũng nên cho vào kho và không sử dụng cho người bệnh gout bởi nó gây ra các cơn gout cấp tính.
  • Bên cạnh đó, măng tây, nấm, giá đỗ, ca cao, cà phê, socola…cũng nên hạn chế tuyệt đối với người bệnh gout.

Ăn nhiều trứng có tốt không? Chắc hẳn mọi người đã có câu trả lời cho mình, nhất là bệnh nhân gout. Để bệnh không tiến triển nhanh, ngoài chế độ ăn uống hợp lý, mọi người cần tìm phương pháp điều trị phù hợp với thể trạng của bản thân, để việc chữa bệnh gút hiệu quả.

Có thể bạn muốn đọc: Lá vối chữa bệnh gout – Bài thuốc hiệu quả nhanh cấp tốc

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo