Đau đốt sống cụt: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Thực chất đau đốt sống cụt là một hiện tượng bệnh lý không của riêng ai. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính và gây ra nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Vậy làm thế nào để phát hiện được bệnh và có cách nào điều trị bệnh dứt điểm?

Nên đọc:

>> Đau cột sống lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả nhất

>> Đau đốt sống cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

1. Đau đốt sống cụt là bệnh gì?

Đốt sống cụt hay xương cụt là phần xương cuối cùng của cột sống. Phần này được tạo thành bởi 4 – 6 đốt sóng dính liền với nhau. Cùng với đốt sống cổ và vùng thắt lưng, đốt sống cụt cũng dễ bị tổn thương, đau nhức còn gọi là đau đốt sống cuối cùng. Khi bệnh xảy ra ảnh hưởng khá nhiều đến việc ngồi hoặc nằm hay đi lại của người bệnh. So với nam giới thì tỉ lệ bị đau đốt sống cụt ở nữ giới cao hơn do phần xương cụt này ở nữ giới rộng hơn và ngắn hơn.

Tuy nhiên nhiều người bị đau ở phần xương cụt này lại không biết tại sao mình bị đau và đây là bệnh lý gì. Đau xương cụt có thể là do các nguyên nhâ thông thường gây ra nhưng cũng có thể là do bệnh lý. Một số bệnh lý dẫn đến đau đốt sống cụt gồm có:

Tìm hiểu bệnh đau đốt sống cụt là gì?

Đau đốt sống cụt xảy ra phần lớn do các chân thương

– Khối u ở khoang chậu

– Bệnh về hệ tiết niệu

– Bệnh thoái hóa cột sống

– Bệnh về phụ khoa

2. Triệu chứng đau đốt sống cụt

Khi bị đau vùng đốt sống cùng, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi ngồi và phải chịu những cơn đau thốn và âm ỉ ở vùng mông.

– Cơn đau sẽ càng dữ dội hơn khi người bệnh ngồi xổm hoặc ngồi quá lâu trong một tư thế. Khi đi vệ sinh cũng sẽ chịu những cơn đau thắt vùng hông. Điều này khiến người bệnh khá mệt mỏi.

– Đặc biệt, khi người bệnh bị đau đốt sống cuối cùng quá nặng thì những cơn đau sẽ không chỉ dừng lại ở vùng mông và hông mà sẽ lan rộng xuống háng, khớp chân, đùi, đầu gối, mắt cá chân thậm chí là cả các ngón chân.

– Triệu chứng đau cột sống lưng làm người bệnh gặp nhiều rắc rối trong sinh hoạt hàng ngày bởi nó khiến người bệnh khi đứng cũng đau mà khi ngồi cũng nhức, không thể thoải mái, làm suy giảm chất lượng công việc và cuộc sống.

– Các triệu chứng đau đốt sống cụt có thể kéo dài trong nhiều ngày đặc biệt là khi bệnh chuyển sang đau mãn tính có thể kéo dài đến hàng tuần, hàng tháng khiến cuộc sống người bệnh bị đảo lộn, thể chất và tinh thần xuống cấp nghiêm trọng.

Đau đốt sống cụt bệnh lí

Biểu hiện đau đốt xương cụt rất thốn

– Cứng cột sống, cơ hạn chế vận động nhất là cử động đứng lên ngồi xuống, cúi xuống. Người bệnh đau đốt sống cụt phải nằm sấp để tránh tác động, chèn ép đến xương cụt. Bên cạnh đó việc đi đại tiểu tiện cũng bị cản trở rất nhiều.

Tình trạng bệnh đau cột sống cụt sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời, teo cơ, biến dạng hay liệt chi dưới là biến chứng mà người bệnh có khả năng đối mặt.

3. Nguyên nhân gây đau đốt sống cụt

Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau xương cụt người bệnh có thể gặp phải.

  • Đau đốt sống cụt do tuổi tác

Thoái hóa xương khớp là quy luật tự nhiên mà ít ai có thể tránh khỏi. Sau một thời gian dài làm việc, xương khớp của mỗi người dần dần bị bào mòn và yếu đi, các lớp sụn chêm mất đi khiến cho các khớp xương đau nhức mỗi khi vận động và gây đau đốt sống cụt.

  • Đau đốt sống cụt do chấn thương

Các chấn thương vùng mông do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn khi chơi thể thao hay vấp ngã ngồi cũng là nguyên nhân gây đau đốt sống xương cụt.

  • Đau đốt sống cụt do giới tính

Do cấu tạo đốt sống cụt của nữ giới thường ngắn hơn nam giới nên dễ bị đau đốt sống cùng hơn. Bên cạnh đó, chu kì kinh nguyệt hoặc xuất huyết tử cung cũng khiến vùng xương cùng bị đau dữ dội.

  • Đau đốt sống cụt do những bệnh lí về xương khớp

Loãng xương, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai đốt sống, viêm xương chậu, viêm khớp dạng thấp, đau khớp… là những căn bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống cột sống trên cơ thể người. Nếu bệnh để lâu không điều trị có thể khiến các cơn đau lây lan ra các vùng lân cận, trong đó có cả vùng đốt sống cụt.

Nguyên nhân gây đau đốt sống cụt là gì?

Nguyên nhân gây đau đốt sống xương cụt là do bệnh về xương khớp

  • Đau đốt sống cụt do bệnh về phụ khoa

Các bệnh về phụ khoa như viêm buồng trứng, ung thư buồng trứng, viêm âm đạo, sai lệch vị trí tử cung… cũng ảnh hưởng đến vùng đốt sống cụt và gây ra những cơn đau nhức.

  • Đau đốt sống cụt khi mang thai

Khi mang thai, phụ nữ thường có xu hướng tăng cân, vùng xương chậu ngày càng mở rộng và chịu tác động trực tiếp do cân nặng từ mẹ và thai nhi trong bụng khiến cho đốt sống cụt bị ảnh hưởng và gây đau đốt sống cuối cùng. Sau khi sinh xong, nếu hoạt động quá sớm cũng khiến cho vùng này bị đau nhức.

3. Điều trị đau đốt sống cụt

Khi phát hiện triệu chứng đau đốt sống cùng, người bệnh nên dựa theo những nguyên nhân để tìm ra cách chữa bệnh hiệu quả nhất. Người bệnh có thể tham khảo một số cách điều trị sau đây:

  • Phương pháp tây y chữa đau đốt sống cụt

Lựa chọn của đông đảo bệnh nhân hiện nay là điều trị bằng phương pháp tây y trong đó dùng thuốc (uống, tiêm), vật lý trị liệu

# Thuốc Tây y

Thuốc giảm đau và kháng viêm là hai loại thuốc chữa đau đốt sống cụt được sử dụng khá nhiều, trong đó các thuốc giảm đau điển hình là acetaminophen (paracetamol, dolodon, tylenol…) và các thuốc chống viêm không steroid như diclofenac, meloxicam, piroxicam, celecoxib; thuốc giãn cơ… Người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc tiêm trực tiếp vào vùng bị đau nhức dưới sự thực hiện của bác sĩ, dược sĩ.

Tuy nhiên, thuốc Tây y có khá nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe nên người bệnh hãy cân nhắc kĩ trước khi sử dụng.

Bị đau đốt sống cụt uống thuốc gì?

Uống thuốc tây y giảm đau xương cụt

# Vật lý trị liệu

Điều trị đau đốt sống cụt bằng vật lý trị liệu mang lại kết quả tốt, thích hợp với những bệnh nhân bị đau dạ dày hay có vấn đề về gan, thận. Người cao tuổi cũng được khuyến khích áp dụng vật lý trị liệu để chữa đau nhức tại vùng đốt sống này.

Nhiệt trị liệu, điện trị liệu và các bài tập phục hồi sẽ được chuyên gia tư vấn và hướng dẫn cho đúng.

# Phẫu thuật

Phẫu thuật cắt bỏ xương cụt, đốt sống cụt là phương pháp điều trị cuối cùng mà bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh trong trường hợp điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu nhưng không hết đau.

  • Đông y chữa đau đốt sống cụt

Y học cổ truyền thường chữa bệnh từ những nguyên nhân cơ bản nhất do đó khi sử dụng người bệnh đau đốt sống cụt sẽ được điều trị từ sâu bên trong. Các phương pháp được áp dụng bao gồm bài thuốc cổ truyền, châm cứu và bấm huyệt trị bệnh.

# Bài thuốc đông y chữa đau đốt sống cụt

Theo các lương y, đau tại đốt sống cụt là do can thận bị hư tổn và khí huyết không thông. Bởi vậy bài thuốc điều trị sẽ giúp cân bằng âm dương và giải quyết tận gốc những yếu tố gây bệnh này.

Bài thuốc điều trị thường gồm các thành phần chính là phòng phong, độc hoạt, đương quy, tần giao, đỗ trọng… Tác dụng giúp khu phong trừ thấp, bồi bổ can thận, lưu thông khí huyết.

# Châm cứu trị bệnh

Cách giảm đau đốt sống cụt bằng châm cứu trong đông y  tác động bên ngoài vào các huyệt vị. Lợi ích mà châm cứu mang lại giúp kích thích huyệt vị để giảm đau cơ, giảm đau thần kinh và giúp tăng cường khả năng vận động. Châm cứu sử dụng kim châm và hơ cứu ngải ngoài ra có thể áp dụng thủy châm hoặc nhu châm, điện châm cũng cho hiệu quả tốt

Đau đốt sống cụt điều trị bằng châm cứu

Châm cứu là phương pháp giảm đau đốt sống cụt khá hiệu quả

  • Chữa đau đốt sống cụt bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt

Ngoài 2 phương pháp điều trị trên, người bệnh đau cột sống cụt nên có những thay đổi về lối sống và thói quen sinh hoạt hàng ngày như:

– Nên bỏ thói quen ngồi xổm.

– Dành thời gian để nghỉ ngơi một cách hợp lí.

– Tránh xa các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,…; tắm bằng nước ấm.

– Không bê vác đồ quá nặng.

– Nên có chế độ dinh dưỡng hợp lí kết hợp với việc tập các bài thể dục nhẹ nhàng tốt cho sức khỏe để giúp giảm đau nhức.

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của từng người mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp.. Do đó, ngay khi phát hiện triệu chứng của bệnh, các bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, tránh được những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống sau này của bạn.

Có thể bạn quan tâm:

Đau cột sống lưng khi ngủ dậy là hiện tượng gì?

Hiện tượng đau cột sống lưng dưới: Những thông tin nếu bỏ qua bạn sẽ hối hận!

Huyền Trang (Tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo