Đau khớp gối ở tuổi 30 cần lưu tâm và chữa trị kịp thời
Đau khớp gối ở tuổi 30 là một căn bệnh vô cùng phổ biến trong xã hội, thường bắt gặp cả ở nam giới và nữ giới. Tình trạng bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa như thế này khiến mọi người cần phải lưu tâm và kịp thời tìm cách chữa trị hiệu quả nhất.
1. Nguyên nhân và dấu hiệu đau khớp gối ở tuổi 30
Đau khớp gối là triệu chứng bệnh lí của nhiều căn bệnh về xương khớp. Người ta thường cho rằng đau khớp là bệnh của người già nhưng trong giai đoạn hiện nay, đau khớp gối ở người trẻ tuổi ngày càng tăng cao ở mức đáng báo động. Bệnh gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc và đời sống sinh hoạt của những người mắc phải căn bệnh này.
Đau khớp gối ở tuổi 30 ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của người bệnh
Như chúng ta đã biết, khớp gối là nơi phải gánh toàn bộ trọng lượng của cơ thể dồn vào hai đầu gối. Điều này khiến cho khớp gối bị chịu áp lực không nhỏ. Do đó hai đầu gối rất dễ bị tổn thương và đau nhức.
Trước khi tiến hành điều trị, người bệnh nên xác định rõ những nguyên nhân nào gây ra bệnh. Từ đó mới có được cách chữa bệnh phù hợp và hiệu quả nhất.
-
Nguyên nhân gây đau khớp gối ở tuổi 30
# Đau khớp gối do chấn thương
Khớp gối là khớp hoạt động với tần suất khá lớn do đó mà tỉ lệ chấn thương của khớp gối rất cao. Những chấn thương đến từ tai nạn giao thông, tai nạn lao động, hay những chấn thương do chơi thể thao.
Chúng ảnh hưởng đễn đầu gối và những vùng xung quanh khớp gối, khiến có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Những chấn thương này tác động trực tiếp đến dây chằng, khớp gân, dịch đầu gối, gout,… khiến cho khớp gối đau nhức rất khó chịu.
# Đau khớp gối do các bệnh lí về xương khớp
Các bệnh lí như viêm khớp đầu gối, viêm bao hoạt dịch, viêm gân bánh chè,… Đây đều là xuất phát điểm của những cơn đau khớp gối ở tuổi 30.
# Do hoạt động và làm việc sai tư thế
Đau khớp gối tuổi 30 thường gặp khá nhiều ở những người làm việc ở văn phòng. Họ thường xuyên phải ngồi lâu một chỗ, với một tư thế nhất định nên mức độ vận động khá hạn chế khiến khớp gối dễ thoái hóa và đau nhức.
Bên cạnh đó, những người có nghề nghiệp phải mang vác nặng, nguy cơ đau khớp gối lại càng cao hơn.
# Do thừa cân béo phì
Những người béo phì thường tạo cho hai đầu gối một áp lực không hề nhỏ. Đầu gối phải nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể nên nguy cơ bị đau nhức khớp gối là khá cao. Ngoài ra, người béo phì còn có nguy cơ mắc phải những bệnh về tim mạch.
# Một số nguyên nhân khác
Chế độ dinh dưỡng không đủ chất dinh dưỡng đi nuôi xương khớp, thường xuyên bị căng thẳng, hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu,… cũng là những tác nhân chính gây đau khớp gối.
-
Những dấu hiệu cơ bản khi bị đau khớp gối ở tuổi 30
Đau khớp gối ở người trẻ tuổi thường gây ra những triệu chứng đau khớp gối điển hình, nhất là các cơn đau dai dẳng, nhức nhối như bị kiến cắn. Bệnh phát triển chậm nên ban đầu biểu hiện không quá nặng và rồi đau dần lên theo thời gian khiến cho người bệnh đau cả trong lúc ngủ. Khi ngủ dậy, người bệnh có thể bị cứng khớp nhưng cơn đau sẽ giảm dần khi bạn nghỉ ngơi.
Đau khớp gối gây ra những cơn đau dai dẳng, khó chịu cho người bệnh
Nếu đau khớp gối còn kèm theo cả tình trạng sưng đỏ khớp gối thì lúc này, bệnh đã chuyển sang giai đoạn viêm nhiễm. Nếu không được điều trị tốt, bệnh có thể gây teo cơ và biến dạng khớp gối, giảm chức năng vận động của con người, thậm chí còn có thể gây bại liệt.
2. Cách điều trị đau khớp gối ở tuổi 30
Để đau khớp gối ở tuổi 30 không còn gây khó chịu, người bệnh nên tìm ra những cách trị đau khớp gối thông minh nhất. Có thể nói, cách chữa đau khớp gối bằng bấm huyệt đã không còn gì xa lạ đối với những người hay mắc bệnh về xương khớp. Nó giúp lưu thông mạch máu và có thể tác động trực tiếp vào vùng bị tổn thương để phục hồi chức năng một cách nhanh và hiệu quả nhất.
Người bệnh nên áp dụng song song vừa uống thuốc vừa chữa đau khớp gối bằng bấm huyệt để quá trình hỗ trợ điều trị diễn ra suôn sẻ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn độc giả cách bấm huyệt đơn giản để chữa đau khớp gối ở tuổi 30.
Bấm huyệt là một phương pháp hỗ trợ điều trị đau khớp gối khá tốt
Cách bấm huyệt cụ thể như sau:
# Bước 1: Bấm huyệt Độc tỵ
Vị trí của huyệt này là nằm giữa xương chày và xương bánh chè, dễ dàng xác định huyệt khi co đầu gối lên, tạo thành một góc vuông giữa đùi và chân.
Lúc này, người thực hiện bấm huyệt sẽ sử dụng ngón tay trỏ và day mạnh vào huyệt. Ấn và giữ trong khoảng từ 3 đến 5 phút để điều trị đau khớp gối ở tuổi 30.
# Bước 2: Bấm huyệt Tất nhỡn
Vị trí của huyệt tất nhỡn là đối diện với huyệt độc tỵ nhưng là nằm ở mặt trong của đầu gối. Để kích hoạt huyệt này thì nên sử dụng ngón tay giữa ấn và day nhẹ cho đến khi cảm thấy thoải mái nhất, như vậy lúc này khí huyết đã được lưu thông.
# Bước 3: Bấm huyệt Dương lăng tuyền
Chỗ lõm của phần dưới đầu xương mác và xương chày chính là vị trí của huyệt dương lăng tuyền. Để kích thích huyệt thì sử dụng đầu ngón tay trở ấn vào huyệt, vừa ấn vừa xoa bóp trong khoảng 5 phút.
# Bước 4: Bấm huyệt Âm lăng tuyền
Đối diện huyệt dương lăng tuyền là huyệt âm lăng tuyền, nhưng chếch vào phía mặt trong. Cụ thể hơn là huyệt nằm ở phần tiếp giáp giữa đường thẳng, đường cong của xương chày.
Nên dùng ngón cái ấn vào huyệt này, giữ trong khoảng 3 đến 5 phút để giảm các cơn đau khớp gối ở tuổi 30.
# Bước 5: Bấm huyệt Huyết hải
Phía mặt trong của đùi, chếch lên khoảng 4-5 cm từ đầu xương bánh chè chính là vị trí của huyệt huyết hải. Lúc này, người bệnh có thể sử dụng ngón tay giữa và ấn vào huyệt, giữ rồi day nhẹ trong khoảng 1 phút.
# Bước 6: Bấm huyệt Hạc đỉnh
Vị trí của huyệt này là bờ trên của xương bánh chè. Để kích thích huyệt bạn cũng nên sử dụng ngón tay cái để lực mạnh nhất, day vào huyệt sau đó sử dụng cả lòng bàn tay để xoa toàn bộ khu vực khớp gối.
Lưu ý khi bấm huyệt, để tăng hiệu quả, người bệnh có thể dùng thuốc xoa bóp xương khớp, dầu tràm kèm theo.
Những người trẻ trong độ tuổi từ 20 – 30 nên thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, có chế độ ăn uống khoa học để kiểm soát cân nặng đồng thời hạn chế các tư thế ngồi xấu. Bên cạnh đó, người bệnh đau khớp gối ở tuổi 30 phải duy trì một chế độ thể thao phù hợp với tình trạng bệnh để nâng cao đề kháng, tăng cường sức khỏe xương khớp, giúp xương khớp luôn dẻo dai, vững chắc.
Huyền Trang (tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!