Vị trí đau thắt lưng liên quan đến bệnh lý nào trong cơ thể ?

Đau thắt lưng âm ỉ báo hiệu bạn đang gặp phải một số bệnh lý, có thể là bệnh về xương khớp, bệnh về tiết niệu,… Tình trạng đau thắt lưng này khiến bạn khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hằng ngày.

1. Tìm hiểu chung về đau thắt lưng

Hiện nay, có tới hơn 70% dân số trên thế giới từng ít nhất một lần bị đau thắt lưng. Tuy tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hằng ngày nhưng người bệnh thường tự điều trị, và chỉ đến gặp bác sĩ khi bệnh đã chuyển biến phức tạp hơn.

Có thể thấy, những hiểu biết về căn bệnh phổ biến và nguy hiểm này đang rất hạn hẹp, nên việc điều trị cũng như phòng ngừa đều chưa được quan tâm đúng mực. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về tình trạng đau thắt lưng

Nhìn chung, đau thắt lưng là tình trạng 1/3 vùng lưng dưới – vùng được giới hạn từ ngang đốt sống thắt lưng ở phía trên và ngang đĩa đệm đốt sống thắt lưng bị đau nhức âm ỉ. Cụ thể, tình trạng này đem lại những cơn đau khó chịu tại một vị trí giữa cột sống, các điểm cạnh cột sống, thắt lưng và lan sang những vị trí xung quanh.

Đau thắt lưng bao gồm đau cấp tính, đau tái phát và đau mãn tính. Cơn đau cấp tính xảy ra đột ngột, từ đau âm ỉ đến đau dữ dội, nếu không kịp thời chữa trị để bệnh tái phát nhiều lần trở thành đau mãn tính thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến xương khớp.

Biểu hiện đau thắt lưng

Đau thắt lưng là thế nào?

Những người bị đau thắt lưng đều gặp phải một số triệu chứng phổ biến như sau:

  • Các cơn đau lưng đến đột ngột, đôi khi chỉ cần ho hoặc hắt hơi cũng khiến người bệnh bị đau thắt lưng.
  • Phần lưng cứng khiến người bệnh khó cử động, phải nằm nghỉ ngơi mới có thể đi lại bình thường được.
  • Đau thắt lưng trở thành đau mãn tính nếu không được điều trị, cơn đau sẽ tái phát mỗi khi thời tiết thay đổi, lúc mới ngủ dậy hoặc khi thay đổi tư thế đột ngột.

2. Đau thắt lưng là dấu hiệu bệnh gì ?

Thực chất đau thắt lưng không phải là một bệnh, nó là một triệu chứng của những tổn thương về cơ xương khớp hoặc những bệnh lý phức tạp hơn. Việc xác định rõ đau thắt lưng là dấu hiệu bệnh gì sẽ giúp cho việc điều trị được chính xác và hiệu quả hơn.

  • Đau thắt lưng có phải bị thận không

Đau thắt lưng là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh sỏi thận, bởi bệnh lý này khiến đường nước tiểu từ thận xuống bàng quang bị tắc, từ đó gây nên các cơn đau lưng, đau khớp, đau nhức xương sống,…

Khi phát hiện bản thân bị đau thắt lưng, người bệnh nên đến bệnh viện để xét nghiệm nước tiểu hoặc chụp Xquang để xác định tình trạng và nguyên nhân gây bệnh.

  • Bệnh cột sống, xương khớp

Những bệnh lý xương khớp là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng đau thắt lưng. Cơn đau xuất phát từ việc cột sống bị tổn thương, hay do phần đĩa đệm. Từ đó có thể xác định đau thắt lưng là triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng, chấn thương cột sống thắt lưng, lao cột sống thắt lưng,…

Hầu hết các bệnh này đều là bệnh mãn tính, việc điều trị sẽ kéo dài và vô cùng phức tạp. Trong trường hợp xấu nhất, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị teo cơ, dính khớp hoặc bị liệt, tàn phế suốt đời.

  • Đau dây thần kinh tọa

Khi dây thần kinh tọa bị chèn ép sẽ khiến người bệnh bị đau thắt lưng. Tùy thuộc vào vị trí dây thần kinh bị chèn mà cường độ cơn đau sẽ khác nhau.

  • Thiếu canxi gây loãng xương

Khi chế độ dinh dưỡng thiếu chất, đặc biệt là canxi sẽ khiến xương dần bị lão hóa, không giữ được sự chắc khỏe. Lúc này người bệnh sẽ gặp phải tình trạng loãng xương cùng các cơn đau nhức vùng thắt lưng, nặng hơn là nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp.

  • Một số chấn thương

Một số chấn thương do vận động mạnh hoặc vận động sai tư thế sẽ khiến bong gân, giãn dây chằng,… khu vực thắt lưng, từ đó dẫn đến hiện tượng đau lưng.

3. Đau thắt lưng cơ năng

Đau thắt lưng cơ năng là triệu chứng đau đơn thuần, xuất phát từ một nhóm cơ nào đó trong cơ thể, ví dụ như cổ, vai hoặc lưng. Đôi khi đau thắt lưng cơ năng xuất hiện do giãn dây hay bong gân trong cấu trúc cột sống. Cơn đau thường khu trú tại nơi có phần cơ lưng lớn, hay cơ vai gáy.

Đau thắt lưng cơ năng xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Đầu tiên là do mang vác vật nặng sai tư thế, từ đó gây đau ở đoạn thắt lưng, cũng có thể việc mang vác nặng còn dẫn tới tình trạng bong gân, giãn dây chằng, co cứng cơ.

Việc ngồi, đứng sai tư thế (đối với thợ may, lái xe phi công, nhân viên văn phòng,…), nằm ngủ gò bó, sai tư thế, gối đầu quá cao hay thường xuyên phải mang giày cao gót, bắt cơ lưng phải gồng lên trong một thời gian dài trong tư thế quá tải cũng khiến các cơ co rút gây nên những cơn đau.

Nguyên nhân gây đau thắt lưng

Tư thế ngủ sai là nguyên nhân dẫn đến đau thắt lưng

Đôi khi đau thắt lưng cơ năng còn xuất hiện do người bệnh gặp phải stress, căng thẳng, buồn phiền hay lo lắng quá mức. Kèm theo các dấu hiệu của stress là đau mỏi vai và phần trên lưng.

Ngoài ra việc gặp không khí lạnh đột ngột như thời tiết chuyển lạnh, làm việc trong môi trường lạnh, để điều hòa nhiệt độ quá thấp cũng khiến co thắt cơ lưng và cơ vai gáy.

4. Đau thắt lưng cấp tính

Đau thắt lưng cấp là thể đau cấp tính của hội chứng thắt lưng cục bộ cấp tính, cơn đau xuất hiện quanh vùng thắt lưng, không đi kèm những dấu hiệu rễ và dây thần kinh, ngyên nhân chính là do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Triệu chứng khởi phát của đau thắt lưng cấp phát thường xuất hiện sau những vận động sai tư thế, cơn đau xuất hiện đột ngột ở vùng thắt lưng gây cản trở vận động của cột sống. Sau đó vị trí đau xuất hiện ở vùng cột sống thắt lưng và xương cùng, có thể ở chính giữa hoặc ở hai bên của khu vực đó, cơn đau còn lan tỏa ra phía trước hoặc lên phía đầu, có khi lan xuống dưới cơ đùi.

Khi chụp Xquang có thể thấy rõ ràng sự lệch vẹo của cột sống, nhiều khi còn có thể thấy cả hình ảnh thoái hóa cột sống như gai xương, mỏ xương, gai đôi,…

Nguyên nhân gây nên tình trạng đau thắt lưng cấp tính  là do biến đổi áp lực nội đĩa đệm cột sống thắt lưng theo tư thế:

  • Khi nằm ngửa áp lực nội đĩa đệm là 15kg lực.
  • Khi đứng thẳng là 100kg lực.
  • Khi cúi về phía trước là 140kg lực, nhưng nếu đồng thời xách thêm 20kg nữa thì áp lực nội đĩa đệm tăng lên đột ngột tới 200kg lực.

5. Những loại đau thắt lưng thường gặp khác

  • Đau thắt lưng trái bên dưới

Đau thắt lưng trái không phải là bệnh mà là một triệu chứng của bệnh lý nào đó. Có khá nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng trái nhưng chủ yếu là do thoát vị đĩa đệm hay bệnh liên quan tới thận.

Đầu tiên là thoát vị đĩa đệm, đĩa đệm là khoang gian đốt sống, giúp đệm đỡ, phân tán lực khi có áp lực trọng tải tác động lên cột sống. Khi bạn mang vác vật nặng trong thời gian lâu, hoặc vặn mình đột ngột sẽ khiến phần đĩa đệm này bị thoái hóa hoặc thoát ra ngoài, từ đó làm giảm chiều cao khoang gian đốt sống, làm mất đi nhiệm vụ đệm đỡ.

Còn khi đau thắt lưng trái do liên quan đến bệnh thận như sỏi thận, viêm cầu thận, suy thận,… người bệnh sẽ cảm thấy đau thắt lưng trái nhiều hơn bên phải, có đôi lúc cảm giác đau lan xuống bộ phận sinh dục, người bệnh còn thường xuyên đi tiểu nhiều và cảm thấy mệt mỏi.

Ngoài ra đau thắt lưng trái còn liên quan đến một số bệnh khác nhẹ hơn. Điển hình là khi bạn mang vác vật nặng dẫn tới bong gân, hay khi đau thắt lưng kèm theo một bên đùi hoặc bàn chân đau, tê và yếu là do dây thần kinh bị kẹt.

Đau thắt lưng trái đôi khi chỉ là do sai tư thế như khi vặn mình đột ngột, lúc ngủ, ngồi sai tư thế khiến trọng lượng cơ thể đè lên vùng lưng trái. Những trường hợp này rất dễ phát hiện và có thể điều trị bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt.

Ngủ dậy bị đau thắt lưng

Ngủ dậy bị đau mỏi thắt lưng

  • Đau thắt lưng phải

Đau thắt lưng phải là cảm giác vùng thắt lưng bên phải đau âm ỉ, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và bị ảnh hưởng nhiều đến công việc cũng như cuộc sống. Một số triệu chứng thường gặp của đau thắt lưng phải là đau ê ẩm, đôi lúc đau dữ dội, cảm nhận rõ nhất khi mang vác vật nặng hoặc khi thay đổi tư thế.

Nguyên nhân khiến đau thắt lưng phải là do hoạt động thể lực như mang vác nặng, tập thể dục. Do làm việc, nghỉ ngơi sai tư thế. Nhưng cũng có thể do nguyên nhân chủ quan như người bệnh mắc một số bệnh lý. Điển hình như bệnh viêm ruột thừa, cụ thể khi bạn cảm thấy lúc đầu đau nhẹ, sau chuyển sang đau dữ dội đến mức không chịu nổi, kèm theo đó là sốt và nôn thì cần đến bệnh viện để kiểm tra và chữa trị kịp thời.

Do bệnh nhiễm trùng tiết niệu, do thoái hóa đốt sống, bệnh thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, hiện tượng đau thắt lưng bên phải còn do hội chứng ruột dễ bị kích thích, căn bệnh này gây ra những cơn đau lan tỏa và mập mờ.

Người bệnh cần căn cứ vào nguyên nhân và triệu chứng để thăm khám, xét nghiệm cẩn thận tại các bệnh viện.

  • Đau thắt lưng cột sống

Đau thắt lưng cột sống còn gọi là đau lưng vùng thấp. Đây là hội chứng do đau khu trú rtong khoảng từ ngang mức L1 đến nếp lằn mông, có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên. Hội chứng này khá phổ biến trong thực hành lâm sàng.

Nghiên cứu khoa học cho thấy có khoảng 65 – 80% những người trưởng thành bị đau thắt lưng cột sống cấp tính hoặc từng đợt một vài lần trong đời, khoảng 10% trong số này còn bị chuyển thành đau thắt lưng cột sống mãn tính.

Nguyên nhân phổ biến là do căng giãn cơ, dây chằng cạnh cột sống quá mức, thoái hóa đĩa đệm cột sống, thoát vị đĩa đệm, trượt thân đốt sống, dị dạng thân đối sống, loãng xương nguyên phát,… Những loại này có diễn biến lành tính, chiếm tới 90% trường hợp bị đau thắt lưng cột sống.

Tuy nhiên, ở trường hợp nặng hơn, đau thắt lưng cột sống còn là triệu chứng của bệnh khớp mãn tính như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, loãng xương. Hoặc cũng có thể là tổn thương tại cột sống do nhiễm khuẩn, ung thư, và một số nguyên nhân khác: sỏi thận, loát hành tá tràng, bệnh lý động mạch chủ bụng, u xơ tuyến tiền liệt,…

  • Đau thắt lưng giữa

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau thắt lưng giữa rất đa dạng, mỗi người lại xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân thường thấy là sai tư thế, tinh thần căng thẳng, mang vác vật nặng không đúng cách, căng cơ hoành, đứng quá lâu. Ngoài ra, đau thắt lưng giữa còn do quá trình lão hóa và các vẫn đề về chế độ dinh dưỡng.

Khi xuất hiện những cơn đau này bạn nên đến gặp bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân và tìm hướng điều trị. Tuy nhiên không nên quá lo lắng vì lưng giữa là phần ít phải chịu tải trọng như lưng dưới nên phần lớn là đau lưng cơ nặng, có thể điều trị dứt điểm.

  • Đau thắt lưng sau sinh

Theo thống kê, có tới 50% phụ nữ gặp phải vấn đề đau thắt lưng sau sinh. Nguyên nhân xuất phát từ thời gian mang bầu, tử cung của phụ nữ mở rộng làm suy yếu cơ bụng và thay đổi tư thế. Lúc này cột sống bị kéo về phía trước khiến phần lưng bị căng và cong hơn.

Sau sinh bị đau thắt lưng

Biểu hiện đau thắt lưng sau sinh

Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang bầu cũng là tác nhân gây ra chứng đau lưng, sự thay đổi này sẽ làm nới lỏng các khớp và dây chằng nối với xương chậu, cột sống khiến phụ nữ gặp nhiều cơn đau khi đi đứng hay ngồi trong thời gian dài.

Ngoài ra việc tăng cân quá mức khi mang thai cũng khiến cho cơ bắp cũng như các khớp căng thẳng, chịu nhiều áp lực.

Một nguyên nhân khác được các nhà khoa học chỉ ra là do phụ nữ cho con bú sai tư thế, việc người mẹ cho con bú ở mọi tư thế thoải mái đã vô tình khiến cơ thể phải gập người, gồng mình lên dễ bị căng cơ ở cổ và lưng.

Khi gặp phải tình trạng này, phụ nữ cần chọn tư thế đúng cho con bú, cụ thể là cho bé nằm sát người mình để tránh tạo áp lực cho lưng phải cúi xuống, còn người mẹ nên ngồi thẳng lưng, kể cả khi bú bình hay làm vệ sinh.

Bên cạnh đó, phụ nữ bị đau thắt lưng sau sinh cũng nên tâp các bài thể dục phù hợp, hạn chế mang vác vật nặng, dùng túi chườm nóng lên vị trí đau kết hợp massage và tắm nước nóng.

Đau khớp mùa lạnh: Người cao tuổi nên ăn gì là tốt nhất?

Hoàng Nguyên (tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo