Đứt dây chằng đầu gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Đứt dây chằng đầu gối – một trong những tổn thương thường gặp ở nhiều lứa tuổi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt và sức khỏe của bệnh nhân. Việc sớm điều trị dứt điểm có ý nghĩa vô cùng quan trọng để cải thiện chất lượng đời sống của người bệnh. Vậy nguyên nhân, triệu chứng của bệnh là gì, điều trị như thế nào? Để giải đáp câu hỏi này, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Xem ngay:
>> Vấn đề muôn thuở: “Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không” qua góc nhìn chuyên gia
>> Chuyên gia giải đáp: Thoái hóa khớp gối có chữa được không?
1. Nguyên nhân đứt dây chằng gối do đâu?
Cấu trúc của khớp gối khá phức tạp, bao gồm đầu dưới xương đùi ở trên, đầu trên xương chày nằm dưới, đằng trước là xương bánh chè. Tất cả các bộ phận này được liên kết với nhau bằng hai dây chằng trong khớp gối (dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau) cùng với hệ thống các cơ. Trong đó, dây chằng gối chéo trước dễ bị tổn thương dẫn tới đứt nhất.
Dù bệnh nhân bị đứt dây chằng chéo sau đầu gối hay đứt dây chằng trước đầu gối thì nó đều gây ra những cơn đau nhức, sưng phù làm ảnh hưởng tới vận động trong sinh hoạt hàng ngày, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới thoái hóa khớp gối.
Đứt dây chằng đầu gối
Theo thống kê, nguyên nhân đứt dây chằng đầu gối có khoảng 70% là do chấn thương gián tiếp, 30% bởi chấn thương trực tiếp. Cụ thể là:
– Do chấn thương trực tiếp: Những chấn thương trực tiếp vào khớp gối như: Té ngã, tại nạn giao thông, luyện tập quá sức, lao động nặng nhọc,… đều có thể gây ra tình trạng đứt dây chằng đầu gối.
– Do chấn thương gián tiếp: Trường hợp này thường gặp ở các vận động viên trong quá trình luyện tập, thi đấu, mặc dù không bị té ngã nhưng do có động tác nhảy cao xuống, tiếp đất bằng chân không thuận, chuyển hướng đột ngột hoặc thân người xoay trong khi đầu gối đứng thẳng cũng dẫn tới hiện tượng đứt dây chằng đầu gối.
2. Các triệu chứng đứt dây chằng đầu gối
Một số dấu hiệu nhận biết bị đứt dây chằng đầu gối như:
Đầu gối bị sưng đau: Người bệnh khi mới bị đứt dây chằng do một nguyên nhân nào đó sẽ có dấu hiệu điển hình là đau khớp gối, đầu gối sưng tấy làm khớp xương khó vận động. Cơn đau dữ dội hơn khi vận động mạnh hoặc vẫn tiếp tục di chuyển.
Khớp gối bị lỏng: Sau khoảng 2 – 3 tuần, các dấu hiệu đau nhức, sưng tấy không còn nữa. Bệnh nhân có thể đi lại, tuy nhiên sẽ không thể như lúc ban đầu mà có cảm giác khớp gối bị lỏng. Lúc này, người bệnh có một số triệu chứng như:
– Chân đi lại không vững.
– Nếu phải đứng trụ bên chân bị tổn thương sẽ rất khó khăn.
– Khi leo cầu thang sẽ có cảm giác bị gai đầu gối và khó đi.
– Khớp gối khi cử động có tiếng “rắc”.
Đứt dây chằng đầu gối gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới người bệnh
Teo cơ: Một dấu hiệu điển hình của đứt dây chằng đầu gối nữa là phần đùi bên chân trấn thương nhỏ dần do bị teo cơ do hậu quả của lỏng gối khiến người bệnh hoạt động đi đứng khó khăn hơn và cảm thấy yếu đi rất nhiều.
3. Đứt dây chằng đầu gối có nguy hiểm không?
Đầu gối vững chắc được là do có mối liên kết chặt chẽ giữa xương đùi và xương chày bởi hai dây chằng chéo trước, chéo sau trong khớp gối. Nhờ có sự cân vững này mà chúng ta có thể thực hiện được các động tác mạnh, dứt khoát và linh hoạt.
Khi một hoặc cả hai dây chằng bị tổn thương dẫn tới mối quan hệ của xương chày và xương đùi không được chặt chẽ, khớp gối lỏng lẻo khiến người bệnh sẽ khó khăn khi thực hiện các hoạt động nhất là các thao tác mạnh và liên tục.
Đặc biệt với những trường hợp bị rách dây chằng kèm theo các chấn thương khác như: Gãy xương, vỡ sụn,… Bệnh không chỉ gây ra cơn đau nhức dữ dội, khó vận động làm ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày mà nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới thoái hóa khớp gối.
Chính bởi vậy, khi người bệnh phát hiện có các dấu hiệu đứt dây chằng gối nên sớm điều trị dứt điểm, tránh để bệnh phát triển nặng thành thoái hóa, lúc đó điều trị thoái hóa khớp gối sẽ khó hơn rất nhiều.
4. Cách điều trị và phòng tránh đứt dây chằng đầu gối
Một số phương pháp điều trị và phòng tránh cho người bệnh như:
Điều trị bệnh đứt dây chằng đầu gối
Nhiều người bệnh khi phát hiện có triệu chứng đầu gối bị tổn thương thường sử dụng các biện pháp như xoa bóp, dán cao hoặc áp dụng những phương pháp dân gian: Đắp lá, uống rượu thuốc,… Những cách chữa này không sai, tuy nhiên chỉ có tác dụng tạm thời mà không thể giải quyết vấn đề triệt để dẫn tới bệnh nặng hơn đe dọa đến sức khỏe người bệnh.
Bởi vậy, ngay khi có các triệu chứng tổn thương khớp gối người bệnh nên sớm đến cơ sở y tế để khám và chuẩn đoán tình trạng sức khỏe từ đó có hướng điều trị bệnh phù hợp.
Hiện nay, có hai cách điều trị chính: Điều trị bảo tồn và điều trị bằng phẫu thuật.
Điều trị bảo tồn
Với những trường hợp dây chằng bị tổn thương nhẹ, chưa hoàn toàn bị đứt hoặc đối tượng bệnh nhân là người cao tuổi, trẻ em thường được bác sĩ khuyên áp dụng phương pháp phục hồi chức năng thay vì tái tạo lại.
Với phương pháp này, người bệnh sẽ được hướng dẫn cụ thể về cách mang nẹp gối chỉnh hình trong 3 – 4 tuần tùy vào tình trạng tổn thương kết hợp với thuốc điều trị và các bài tập tăng cường gân cơ từ đó giúp phục hồi bệnh.
Điều trị bằng phẫu thuật
Với những bệnh nhân bị tổn thương nặng sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp giải phẫu giúp tái tạo lại dây chằng. Phẫu thuật đứt dây chằng gối được thực hiện bằng biện pháp nội soi, người bệnh sẽ được lấy gân tự thân để tạo hình lại dây chằng khớp gối.
Phẫu thuật điều trị đứt dây chằng đầu gối
Cách điều trị bằng phẫu thuật này nhằm mục đích tái tạo và phục hồi chức năng của dây chằng bị đứt, giải quyết tình trạng teo cơ, khớp gối bị lỏng lẻo, từ đó làm đầu gối vững chắc như ban đầu, giúp người bệnh trở lại sinh hoạt và chơi thể thao bình thường.
Lời khuyên của bác sĩ
Sau phẫu thuật đứt dây chằng đầu gối để khớp gối nhanh chóng phục hồi, người bệnh nên thường xuyên rèn luyện các bài tập phục hồi chức năng theo hướng dẫn của của bác sĩ là một điều cần thiết. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên nóng vội mà vận động nhanh hay quá sức sẽ không tốt cho dây chằng.
Bên cạnh đó người bệnh nên thực hiện một chế độ ăn dinh dưỡng với những thực phẩm tốt cho xương khớp như: Rau xanh, trái cây, thịt bò, xương ống,… Đồng thời tránh xa các thức ăn, đồ uống gây ảnh hưởng không tốt tới tình trạng bệnh như: Rượu, bia, nước có gas, thuốc lá, thức ăn nhiều dầu mỡ,…
Cách phòng tránh đứt dây chằng khớp gối
Để tránh đứt dây chằng khớp gối cũng như là các tổn thương khác ở đầu gối các bạn thực hiện một số cách phòng tránh như:
– Đối với các vận động viên để phòng ngừa đứt dây chằng đầu gối cần khởi động đúng kỹ thuật để gân và cơ có bước đầu làm quen trước khi vào sân luyện tập.
– Không nên chơi thể thao vào các khung giờ trưa hoặc tối vì lúc này cơ thể đã rất mệt mỏi cần được nghỉ ngơi, nếu luyện tập có thể gây tổn thương đầu gối và các bộ phận khác trên cơ thể.
– Không nên luyện tập quá sức cho dù đó là môn thể thao tốt cho sức khỏe.
Đứt dây chằng đầu gối tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Để đảm bảo cho sức khỏe, bạn không nên chủ quan mà hãy chủ động đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
Xem ngay:
Tư vấn địa chỉ điều trị bệnh: Thoái hóa khớp gối khám ở đâu
Những cách chữa thoái hóa khớp gối đánh bay cơn đau nhức và triệu chứng bệnh
Nguyễn Ngòi (Tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!