Tại sao lại bị đau khớp háng bên trái khi mang thai?

Đau khớp háng bên trái khi mang thai có thể lan ra các vùng lân cận như eo, hông, mông, đùi,… Đau khớp háng gây ảnh hưởng không nhỏ đến các vận động và sinh hoạt hằng ngày của các mẹ bầu. Vì thế, biết cách khắc phục cơn đau khớp háng bên trái khi mang thai sẽ giúp các bà bầu giảm căng thẳng và dễ dàng hơn trong sinh hoạt hằng ngày.

1. Nguyên nhân gây ra đau khớp háng bên trái khi mang thai ở chị em

Đau khớp háng, đặc biệt là đau khớp háng bên trái khi mang thai thường do những nguyên nhân sau đây gây nên:

– Các bà bầu đứng lên ngồi xuống nhiều lần, thai nhi đạp hoặc thúc đầu xuống, cử động mạnh khiến tử cung người mẹ có những cơn co nhẹ.

– Xương chậu giãn nở cho phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Sở dĩ xương chậu có thể giãn nở là do cơ thể tiết ra một loại hormone đặc biệt, khiến xương chậu trở nên lỏng hơn.

Đau khớp háng bên trái khi mang thai phải làm sao?

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau khớp háng bên trái

– Dây chằng trong dạ con nối từ vùng trên dạ con đến thành chậu hông bị căng ra do dạ con to lên. Khi vận động mạnh, thai phụ sẽ cảm giác đau nhức.

– Thiếu canxi dẫn đến đau nhức khớp háng bên trái khi mang thai. Cơ thể người mẹ khi mang bầu luôn  trong tình trạng thiếu canxi do phải nuôi dưỡng thai nhi.

– Mang bầu khiến cơ thể phụ nữ tăng cân, áp lực lớn đè lên khớp háng gây ra mỏi hoặc các cơn đau khớp háng bên trái.

Tìm hiểu thêm: Những nguyên nhân đau khớp háng thường gặp trong cuộc sống

2. Cách điều trị đau khớp háng bên trái khi mang thai

Trước hết, các cơn đau mỏi ở vùng bên trái của khớp háng không gây bất cứ nguy hiểm nào đến sức khỏe của mẹ và mé. Tuy nhiên, những cơn đau có thể gây ra căng thẳng cho mẹ. Vì thế, người thân cũng như các bà mẹ hãy tham khảo một vài cách sau đây để làm giảm các triệu chứng đau khớp háng thường gặp.

– Thả lỏng cơ thể hết mức có thể qua việc luyện tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, maassage, đun nước ấm để tắm,… Mẹ bầu nên mặc các lọa quần áo thoải mái, chất liệu co giãn tốt. Không mặc các loại quần áo bó sát gây khó chịu và làm cơn đau trở nên nặng hơn.

– Đau khớp háng chính là do khớp xương chậu bị ảnh hưởng. Vì thế, khi làm việc hay vận động, các mẹ bầu nên chú ý cử động nhẹ nhàng tránh làm chấn thương khớp xương chậu. Thai phụ cũng có thể dùng đai nâng đỡ bụng bầu để giúp ổn định và hạn chế ảnh hưởng đến xương chậu.

Đeo đai bụng giảm đau khớp háng bên trái khi mang thai

Để hạn chế cơn đau, mẹ bầu nên dùng đai bụng

– Khi mang thai, vùng xương mu và khớp háng đã phải chịu nhiều áp lực hơn bình thường. Do đó, thai phụ nên tránh ngồi xổm và gập người. Khi ngồi phải ngồi trên ghế, lưng thẳng và tựa vào mặt phẳng để giảm áp lực xuống khớp háng bên trái và xương mu.

– Nếu cơn đau xuất hiện đột ngột, thai phụ có thể dùng khăn ấm chườm lên vùng đau để nhanh chóng giảm nhanh cơn đau.

– Tuyệt đối không được đi giày cao gót. Chỉ nên mang các loại giày đế bệt hoặc đế cao không quá 4cm.

– Dùng thuốc giảm đau. Nếu cơn đau vượt mức chịu đựng của các bà mẹ thì hãy dùng thuốc giảm đau theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Rất có thể do bị ảnh hưởng từ các bệnh như thoát vị đĩa đệm, các bệnh liên quan đến cơ, xương khớp, thoái hóa,…

Có thể bạn quan tâm: Đau khớp háng bên trái là dấu hiệu của bệnh gì?

3. Dinh dưỡng cho thai phụ bị đau khớp háng bên trái khi mang thai

Người thân phải chú ý chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ bầu, đặc biệt là những tháng cuối vì khi này các cơn đau khớp háng sẽ xảy ra nhiều hơn. Như đã đề cập, cơ thể người mẹ thiếu canxi vì vậy phải bổ sung các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, ghẹ,… Bên cạnh đó phải thường xuyên bổ sung các chất cần thiết trong giai đoạn mang thai như chất sắt, vitamin D, vitamin A, vitamin C, magie,…

Bị đau khớp háng bên trái khi mang thai cần bổ sung dinh dưỡng

Dinh dưỡng vô cùng cần thiết với bà bầu đồng thời có thể hỗ trợ điều trị bệnh đau khớp háng

Bên cạnh đó, các bà mẹ có thể bổ sung viên canxi nếu cần thiết là cách chữa đau khớp háng phục hồi tổn thương, giúp xương khớp chắc khỏe hơn. Uống thật nhiều nước, ăn nhiều loại hoa quả, rau củ để bổ sung chất xơ cho cơ thể. Ăn cá và bổ sung dầu cá hồi đều đặn để tăng cường omega-3 trong cơ thể. Omega-3 tự nhiên rất tốt cho xương khớp.

Với những kiến thức chung về bệnh đau khớp háng bên trái khi mang thai cùng cách điều trị trên, mong rằng các bà bầu sẽ không cảm thấy căng thẳng vì các cơn đau bất chợt nữa.

Xem ngay: Những bệnh lý khiến khớp háng bị đau mọi người nên biết 

Thúy Nhi (Tổng hợp).

GỢI Ý XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo