Tìm hiểu về gai cột sống s1, nguyên nhân và cách chữa trị
Gai cột sống s1 không phải là căn bệnh phổ biến với nhiều người nên ít người quan tâm tìm hiểu, nhưng đây là một bệnh về xương cột sống có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn tìm hiểu tất cả các thông tin cần biết về bệnh gai đôi cột sống s1 – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh.
1. Bệnh gai cột sống s1 là gì và nguyên nhân gây bệnh?
Bệnh gai đôi cột sống s1 được xác định là một dị tật có từ bẩm sinh, tức là bệnh xảy ra trong quá trình hình thành bào thai. Bệnh hình thành do phần xương sống trên dây thần kinh và ống thần kinh bị hở không đóng được hoàn toàn. Đó là lý do vì sao bệnh gai cột sống s1 bẩm sinh còn được gọi là cột sống bị tách đôi (Spina bifida).
Như vậy, đây là một chứng bệnh xương sống bẩm sinh, không có nguyên nhân nào cụ thể, vì thế đến nay khoa học vẫn chưa có một phương pháp điều trị bệnh dứt điểm hoàn toàn.
Tình trạng gai cột sống s1
Vị trí thường gặp nhất của bệnh là tại đốt xương sống cùng s1 và vùng bản lề thắt lưng l5. Vì là một chứng bệnh bẩm sinh nên bệnh có thê xảy ra ở bất cứ đối tượng nào nhưng thường được phát hiện ở độ tuổi từ 20-50 và ở những người lao động nặng nhọc.
2. Các triệu chứng điển hình của bệnh gai cột sống s1
Để sớm điều trị bệnh thì các bạn cần nhận biết được triệu chứng gai cột sống s1 ngay từ khi bệnh mới phát triển, điều này hỗ trợ rất nhiều cho quá trình chữa bệnh. Dưới đây là một số biểu hiện trong giai đoạn khởi phát, các bạn nên quan tâm:
– Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, sốt, ớn lạnh hoặc sụt cân không rõ lý do.
– Cơ thể xuất hiện các cơn đau ở vùng thắt lưng cùng, đau dai dẳng không thuyên giảm, khi người bệnh dùng tay ấn sẽ thấy đau hơn.
– Người bệnh thường xuyên bị đau kèm theo co cứng cơ vùng thắt lưng vào buổi sáng, khi vừa thức dậy.
– Nếu không được chữa trị kịp thời bệnh có thể gây ra các biến đổi cho vùng xương cột sống như mất đường cong sinh lý, tỷ lệ mắc biến chứng này vào khoảng 1/10 trong tổng số bệnh nhân.
– Ngoài ra bệnh còn gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn như bệnh về chèn ép các rễ thần kinh hông to hay còn gọi là đau thần kinh tọa có thể dẫn đến rối loạn vận động, rối loàn cảm giảm hay mất cảm giác ở chân.
3. Các phương pháp điều trị bệnh gai cột sống s1
Mặc dù hiện nay vẫn chưa có một phương pháp điều trị gai đôi cột sống dứt điểm hoàn toàn, nhưng các phương pháp điều trị vẫn phát huy được tác dụng kìm hãm bệnh và giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc thực hiện các hoạt động trong sinh hoạt hằng ngày.
-
Sử dụng thuốc tây y và phẫu thuật
Khi đến thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa, bạn sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm lâm sàng cần thiết như chụp X quang để xác định vị trí xương sống và tình trạng bệnh.
Khi đã nắm được tổng quan tình hình, bác sỹ có thể sẽ kê một số thuốc giảm đau thuộc nhóm NSAID hay còn gọi là các thuốc không chứa steroid như aspirin hay ibuprofen. Tuy nhiên, giống như tất cả các bệnh về xương khớp khác, việc sử dụng thuốc thường không phải là ưu tiên hàng đầu, đây chỉ biện pháp khống chế các cơn đau hoặc giai đoạn cấp tính của bệnh.
Điều này cũng dễ hiểu vì nếu như bạn lạm dụng thuốc trong thời gian quá dài sẽ khiến cơ thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn, điển hình như suy gan, thận, viêm loét dạ dày,…
Dùng thuốc là phương pháp phổ biến để điều trị cơn đau
Trong các trường hợp bệnh nặng gây các biến chứng nguy hiểm, phẫu thuật có thể sẽ là giải pháp cuối cùng được cân nhắc. Phẫu thuật gai cột sống s1 sẽ bao gồm mở các ống tủy sống để khớp phần bị lệch, tuy nhiên đây là một dạng phẫu thuật tương đối nguy hiểm.
Ngoài ra, khi y học phát triển, người bệnh có thể được phẫu thuật bằng phương pháp nội soi dưới da, cách phẫu thuật này được thực hiện dễ dàng và ít đưa lại rủi ro hơn.
-
Tập luyện và vật lý trị liệu
Tập luyện đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm các cơn đau do bệnh gai đôi cột sống s1 gây ra, giúp nâng cao sức khỏe, sự dẻo dai cho cột sống thắt lưng và cải thiện tư thế cho người bệnh.
Thậm chí việc duy trì luyện tập tích cực còn có thể giúp người bệnh trở lại trạng thái bình thường, rời xa bệnh tật. Một số bài tập bạn có thể áp dụng thường xuyên để đem lại hiệu quả chữa bệnh cao là đi bộ nhẹ nhàng, yoga và bơi lội.
>> Tham khảo chi tiết: Bài tập chữa gai cột sống hiệu quả thực hiện tại nhà
Tập luyện được khuyến nghị là phương pháp an toàn và hiệu quả hơn cả
Nhưng để đảm bảo an toàn thì các bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sỹ hoặc chuyên gia trước khi thực hiện tập luyện, việc có một chế độ tập luyện cụ thể, xác định được cường độ và mức độ phù hợp với điều kiện của bản thân sẽ giúp rèn luyện đạt được hiệu quả cao nhất.
Một số các phương pháp vật lý trị liệu bạn nên áp dụng trong quá trình chữa bệnh là massage nhằm xoa dịu những cơn đau kéo dài hơn 6 tháng, châm cứu, bấm huyệt cũng có tác dụng giảm đau tương tự hay các liệu pháp tự chăm sóc tại nhà như chườm nóng và chườm lạnh giúp giảm viêm, kiềm chế đau, thư giãn cơ bắp.
Như vậy, đối với bệnh gai cột sống s1 mà nói, có thể bệnh không hoàn toàn nguy hiểm nhưng những tác động mà bệnh gây ra cũng không kém phần phiền toái. Khi bệnh phát tác, người bệnh có thể gặp nhiều vấn đề trong việc thực hiện các công việc hay hoạt động mà mình yêu thích hoặc theo đuổi. Do đó, không gì quan trọng hơn là một thái độ tích cực và phương pháp chữa bệnh đúng đắn.
>> Xem thêm: Phòng ngừa bệnh gai cột sống chưa bao giờ dễ đến thế
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!