Đau nhức xương khớp – Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Tình trạng đau nhức xương khớp không chỉ xảy ra đối với người già, mà còn xảy ra đối với thanh niên, đặc biệt là phụ nữ sau sinh, gây nhiều phiền toái trong cuộc sống. Để đẩy lùi tình trạng này trước hết cần tìm hiểu bệnh đau nhức xương khớp là gì và những dấu hiệu, nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới có cách chữa bệnh đau nhức xương khớp tận gốc.

1. Bệnh đau nhức xương khớp là gì?

Đau nhức xương khớp là một triệu chứng thường bắt gặp ở người trưởng thành, thống kê cho thấy cứ 100 người sẽ có 28 người bị đau nhức xương khớp. Mặc dù bệnh không nguy hiểm nhưng nếu kéo dài dai dẳng sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày.

Theo lý giải của Đông y thì chứng đau nhức xương khớp là do tình trạng khí huyết lưu thông ở gần cơ xương, đưa tà khí như phong hàn, thấp nhiệt ra ngoài, từ đó gây ra các triệu chứng đau mỏi.

Còn theo Tây y, chứng đau nhức xương khớp sinh ra từ nhiều yếu tố, bao gồm sự lão hóa, thương tích hoặc tinh thần căng thẳng, một số yếu tố khác như di truyền dị tật bẩm sinh, bệnh béo phì, làm các công việc nặng nhọc,…

đau nhức xương khớp là thế nào?

Đau xương khớp có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào

Dưới đây là một số loại đau nhức xương khớp thường gặp :

  • Đau nhức xương khớp tay

Phần xương khớp ngón tay trở nên đau nhức khi phàn sụn khớp không còn giữ được độ dày, sự chắc khỏe và trơn bóng để làm lớp đệm, chống sốc cho khớp, khiến khớp trở nên mềm, nứt, bong tróc và sần sùi.

Đồng thời, phần xương dưới sụn cũng bị loang lổ, tạo nên các gai xương khiến người bệnh cảm thấy ngón tay mình bị tê và khó cử động. Nhiều người bị đau khơp ngón tay còn sưng, đau, không thể cằm nắm.

Trong trường hợp người bệnh để lâu, không chữa trị thì tình trạng đau nhức xương khớp tay còn tồi tệ hơn khi xuất hiện cục cứng như xương ở phần khớp, gây biến dạng bàn tay, xơ cứng ngón tay, khiến bàn tay dần mất khả năng hoạt động.

  • Đau nhức xương khớp gối

Tình trạng đau nhức xương khớp gối là do một số bệnh về xương khớp như viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối,… Cơn đau thường xuất hiện khi người bệnh di chuyển, hoạt động và thường giảm xuống khi nghỉ ngơi.

Đây là căn bệnh xảy ra nhiều ở người lớn tuổi, cùng với đó là quá trình lão hóa tự nhiên, dần dần xương khớp mất đi tính dẻo dai đàn hồi, trở nên sần sùi thô ráp.

Để giảm thiểu các cơn đau nhức xương khớp gối người bệnh cần nghỉ ngơi, hạn chế vận động khi cơn đau kéo đến. Chườm khớp gối bằng đá lạnh để giảm đau, hoặc có thể chườm nóng với ngãi cứu mỗi ngày 2 lần để đạt kết quả tốt nhất.

Sử dụng thuốc Voltaren để xoa bóp khớp gối hằng ngày, uống sụn cá mập, thuốc bổ khớp Glucosamin,… kết hợp tập một số bài vận động dành cho người bị đau khớp gối. Đặc biệt đau nhức xương khớp khi trởi lạnh nên cần giữ ấm đầu gối, chân khi thời tiết chuyển mùa.

Nên nhớ bổ sung các vitamin, khoáng chất tốt cho xương khớp như canxi, kali, magie, kẽm, vitamin A, B, C, E, các thực phẩm giàu omega 3 có nhiều trong cá hồi, cá thu, cá ngừ, các loại ngũ cốc.

  • Đau nhức xương khớp vai

đau nhức xương khớp ờ người già

Đau vùng vai gáy

Tình trạng đau nhức xương khớp vai xảy ra do chứng viêm khớp vùng vai, là tình trạng viêm mô mềm ở khớp vai gồm gân, cơ, dây chằng và màng khớp. Bệnh thường xảy ra đối với người trên 40 tuổi, nữ giới bị nhiều hơn nam giới, bị một bên và hiếm khi bị cả hai bên.

Nguyên nhân chính gây đau nhức xương khớp vai là do tổn thương xương khớp vai và phần mềm quanh khớp vai, thường gặp nhiều nhất là do trật khớp vai, sau đó phụn sụn viền khó lành lại khiến khớp dễ bị trật ra khi vận động.

Khi mắc phải tình trạng này, người bệnh thường cảm thấy đau âm ỉ, cơn đau tăng lên về đêm, cơn đau gây hạn chế vận động khớp vai, thậm chí không thể nhấc lên được, lâu ngày dẫn tới teo cơ khớp vai, khi ấn vào cảm thấy đau cả những vùng xung quanh.

Để có phương pháp điều trị hợp lý còn phải tùy thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh cụ thể. Giai đoạn đầu người bệnh có thể áp dụng các biện pháp xoa, bóp tại điểm đau. Giai đoạn sau nên dùng thuốc giảm đau kết hợp hạn chế vận động quá mạnh.

Để tránh bệnh chuyển biến phức tạp, người bệnh nên kịp thời đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, và nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

  • Đau nhức xương khớp háng

Phụ nữ có xu hướng bị đau nhức xương khớp hàng nhiều hơn so với nam giới. Đây không phải là một bệnh mà là biểu hiện của những bệnh xương khớp khó chữa trị hơn.

Đầu tiên có thể nói tới bệnh thoái hóa khớp háng, bệnh này khiến người bệnh có những cơn đau khớp háng bên trái hoặc bên phải, cơn đau còn thường xuất hiện ở đùi bẹn, hoặc lan sang hông, mặt sau của đùi.

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp háng là do sau một thời gian dài khớp háng phải chịu một lực lớn khi di chuyển, chạy nhảy nên dễ gây thoái hóa, phần sụn khớp bị bào mòn, bong tróc và phần xương dưới sụn cũng bị tổn thương.

Thứ hai có thể là do bệnh viêm gân và viêm bao hoạt dịch, đây là 2 trong 7 thành phần quan trọng của khớp háng. Gân và dây chằng dễ bị viêm nhiễm do tai nạn, hoặc vận động quá mức từ dó gây ra các cơn đau nhức cương khớp háng, khiến người bệnh đau nhức, đi lại khó khăn.

  • Đau nhức xương khớp sau sinh

Phụ nữ sau sinh thường bị đau nhức xương khớp, đây là hiện tượng bình thường nhưng vẫn cần điều trị để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ về sau.

Có khá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, đầu tiên là việc sinh con khiến cơ thể thiếu vitamin B12 gây cản trở dây thần kinh ngoại vi, từ đó gây tê và đau khớp.  Bà mẹ sau sinh không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, phải hoạt động nhiều cũng khiến đau nhức xương khớp sau sinh.

Để điều trị tình trạng này, theo bác sĩ Nguyễn Thị Vân – chuyên khoa Nội tại Bộ Y tế cho biết, phụ nữ sau sinh cần uống thuốc bổ sung chất hỗ trợ khớp linh hoạt hơn, quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Cần tham khảo lời khuyên và sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.

  • Đau nhức xương khớp ở người già

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức xương khớp ở người già: do xương khớp bị viêm do chấn thương hoặc do thiếu máu đến nuôi dưỡng tạm thời. Từ đó gây ra đau nhức khủng khiếp, gây sưng nề, bầm tím các khớp nên việc di chuyển trở nên khó khăn hơn.

Bệnh thoái hóa khớp cũng gây đau nhức xương khớp ở người già. Bệnh này xuất phát từ sụn khớp bị lão hóa, quá trình phá hủy sụn nhiều hơn là tái tạo sụn khiến sụn mỏng dần, gây đau đớn cho người bệnh khi thay đổi tư thế, thay đổi thời tiết và nhất là khi trời lạnh.

Loãng xương do thiếu canxi, vitamin D cũng gây đau nhức xương, mỏi dọc các xương dài và đau nhức xương khớp toàn thân, đặc biệt là đau nhức xương khớp tê bì chân tay và đau nhức xương khớp về đêm.

Thừa cân béo phì cũng khiến đau nhức xương khớp ở người già, vì lúc này trọng lực của cơ thể có tác động mạnh vào xương, khớp xương gây đau.

2. Dấu hiệu đau nhức xương khớp

đau nhức xương khớp nghiêm trọng

Biểu hiện đau tại vị trí khớp

Khi vừa mắc phải tình trạng đau nhức xương khớp, người bệnh thường bị tê buốt chân, tay, đau nhức lưng, đầu gối, bàn tay,… Chính vì thế mà họ có tâm lý sợ cử động khi bị đau, nhưng đây lại chính là nguyên nhân khiến các khớp dần trở nên tê cứng, khó cử động, làm bệnh tình ngày càng trầm trọng hơn.

Dưới đây là một số dấu hiệu đau nhức xương khớp mà người bệnh thường gặp phải:

  • Vào buổi sáng khi ngủ dậy, người bệnh có cảm giác đau nhức xương khớp, ê mỏi toàn thân, cần xoa bóp khoảng 15-20 phút mới có thể cử động được. Đôi khi cơn đau còn xuất hiện bất ngờ.
  • Vùng bị viêm xuất hiện những cơn đau âm ỉ hoặc đau dữ dội, cảm giác nhức nhối khó chịu, có trường hợp còn bị đau gắt như điện giật. Cơn đau nhanh chóng kết thúc nhưng sau đó lại kéo dài tới vài giờ.
  • Cơn đau nhức âm ỉ toàn thân xuất hiện sau khi lao động nặng nhọc, căng thẳng mệt mỏi hoặc cơ thể bị nhiễm lạnh. Vùng xương khớp bị tác động còn có dấu hiệu sưng đỏ.
  • Đau nhói, vướng víu khi cử động
  • Tay chân tê buốt, cử động mất linh hoạt
  • Cơ thể mệt mỏi, sốt cao do khí huyết lưu thông kém
  • Cơn đau tăng lên khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.

3. Nguyên nhân đau nhức xương khớp

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức xương khớp, nhưng có một số nguyên nhân chính, thường gặp được liệt kê ra dưới đây:

  • Khô dịch khớp

Đây là nguyên nhân sâu xa của bệnh đau nhức xương khớp. Lúc này phần xương khớp của người bệnh phát ra tiếng kêu lạo xạo khi vận động. Ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng như sưng, đau, nóng, đỏ.

  • Lao động nặng

Những người làm công việc tay chân, thường xuyên bê vác vật nặng trong một thời gian dài, hoặc những người bị tai nạn khiến xương khớp bị tổn thương là những đối tượng dễ gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi.

  • Béo phì, thừa cân

Tình trạng béo phì, thừa cân khiến xương khớp phải chịu sức nặng của cơ thể. Từ đó ảnh hưởng khiến đau nhức xương khớp.

  • Bệnh viêm xương biến dạng (paget xương)

Đối với nam giới ở độ tuổi trung niên đến cao tuổi thường mắc bệnh viêm xương biến dạng (paget xương), từ đó gây nên tình trạng đau nhức xương khớp.

  • Bệnh lý khác

Những người mắc một số bệnh lý khác như loãng xương, viêm xương khớp, thiếu máu, viêm khớp cũng dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân. Đối tượng chính là những người lớn tuổi.

  • Một số nguyên nhân khác

Một nguyên nhân phổ biến nữa là việc nằm ngủ sai tư thế, từ đó làm cho mạch máu bị chèn ép, thiếu máu đến nuôi cơ, gân, màng hoạt dịch xương khớp.

Ngoài ra thời tiết trở lạnh đột ngột cũng khiến mạch máu vùng da co lại, máu đi nuôi các cơ xương bị hạn chế, lượng máu nuôi dưỡng xương khớp cùng giảm khiến người bệnh bị đau nhức xương khớp.

Những người như nhân viên văn phòng, thợ máy, lái xe,… thường xuyên phải ngồi lâu, đứng lâu sai tư thế, ít vận động khiến mạch máu bị chèn ép, thiếu máu nuôi dưỡng xương khớp, từ đó gây ra tình trạng đau nhức xương khớp kéo dài.

4. Cách chữa bệnh đau nhức xương khớp

Còn tùy thuộc vào từng triệu chứng, tình trạng và vị trí đau nhức xương khớp mà có các phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là một số cách chữa bệnh đau nhức xương khớp phổ biến, thường được áp dụng và đạt hiệu quả cao.

Trị đau nhức xương khớp

Dùng thuốc chữa đau mỏi xương khớp

  • Sử dụng thuốc chữa đau nhức xương khớp

Khi người bệnh chỉ vừa mới bị đau nhức xương khớp ở mức độ bình thường thì có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên nếu dùng trong một thời gian dài mà không thấy thuyên giảm thì nên dùng thêm một số loại thuốc hỗ trợ, bao gồm: thuốc chống viêm giảm đau không chứa steroid như paracetamol, asprin, diclofenac, ibuprofen.

Về lâu về dài người bệnh cần sử dụng các loại thuốc kê toa sẵn, tuy nhiên các loại này thường gây ra các phản ứng phụ nên người bệnh cần làm theo sự chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa.

  • Vật lí trị liệu

Những phương pháp thông thường như xoa bóp, bấm huyệt, chườm nóng, chườm lạnh có thể được sử dụng để làm giảm các cơn đau nhức xương khớp trong giai đoạn đầu.

Còn nếu người bệnh ở tình trạng nặng hơn thì cần sử dụng tới các liệu pháp châm cứu kết hợp dùng thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh. Quá trình châm cứu sẽ giúp điều hòa hoạt động của dây thần kinh, còn thuốc giúp cắt tạm thời các cơn kích thích thần kinh, làm mềm cơ và giảm nhanh cơn đau dữ dội.

>> Xem thêm: Những cách trị đau nhức xương khớp không cần dùng thuốc

  • Tập luyện thể dục thể thao

Đây là cách chữa đau nhức xương khớp lâu dài thường được áp dụng đối với người bệnh lớn tuổi. Các bài tập có tác dụng giảm cơn đau nhức xương khớp gồm đi bộ, bơi lội, đạp xe, tập yoga, tập dưỡng sinh,…

  • Phẫu thuật

Còn khi người bệnh đã bị bệnh quá lâu, những cách chữa đau nhức xương khớp trên không thể ngăn chặn cơn đau thì biện pháp cuối cùng là phẫu thuật.

Có hai loại phẫu thuật thường được áp dụng, đó là phẫu thuật thay khớp và phẫu thuật chỉnh xương. Để lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp với bệnh tình của mình, người bệnh cần tới các chuyên khoa xương khớp để chẩn đoán và tư vấn cụ thể hơn.

Hoàng Nguyên (tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo