Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không? Giải đáp từ chuyên gia
Bạn Văn Hương (Bình Phước) có câu hỏi về bệnh tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không: “Xin chào chuyên mục, 2 tháng trước bố tôi bị tai nạn và có chấn thương ở đầu gối, sau khi thăm khám thì bác sỹ kết luận bố tôi bị tràn dịch khớp gối và phải tiến hành chọc hút dịch khớp. Tuy nhiên, đến nay đầu gối bố tôi lại bắt đầu sưng to nhưng vẫn chưa đi chọc hút dịch lại. Vậy cho tôi hỏi có phải thường xuyên đi hút dịch khớp không và mức độ nguy hiểm của bệnh như thế nào?”
Văn Hương thân mến, để trả lời cho câu hỏi này của bạn, mời bạn lắng nghe những ý kiến của chuyên gia:
Theo TS. Vũ Thị Lừu chuyên khoa nội bệnh viện E, khớp gối là bộ phận rất quan trọng vì nó đóng nhiệm vụ gánh chịu hầu hết trọng lượng cơ thể. Cũng chính vì thế khớp đầu gối rất dễ mắc bệnh, một trong số đó là bệnh tràn dịch khớp gối. Vậy bệnh tràn dịch màng khớp là gì? Cụ thể, đây là tình trạng đầu gối bị tổn thương do lượng dịch ttrong khớp tăng cao, có khả năng tràn ra ngoài mô.
Khi dịch khớp tăng cao bất thường sẽ gây ra bệnh tràn dịch ở khớp đầu gối
Khi phát bệnh, người bệnh sẽ thường gặp một số triệu chứng điển hình như khớp đầu gối đau nhức, có cảm giác sưng to phù nề gây ảnh hưởng đến đi lại. Càng ngày người bệnh càng bị hạn chế nhiều vận động đơn giản vì lượng dịch nhiều lên khiến khớp sưng tấy bất thường.
1. Vậy bệnh tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?
Để biết mức độ nguy hiểm của bệnh thì còn phải phụ thuốc vào những nguyên nhân tràn dịch khớp gối. Trường hợp của bố bạn Văn Hương là bị bệnh do tai nạn giao thông nhưng không nói rõ tình trạng nặng nhẹ nên cũng khó có thể khẳng định độ nguy hiểm tới đâu. Đối với tràn dịch khớp gối thể nhẹ sẽ khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi vận động, phải có người đỡ hoặc chống gậy. Còn trường hợp nặng thì sẽ bị mất dần khả năng vận động do khớp bị biến dạng nặng.
Nhưng dù mắc bệnh do bất cứ nguyên nhân gì thì người bệnh cũng cần phải được hưởng chăm sóc, chữa trị để cải thiện dần các triệu chứng, hạn chế khả năng bệnh biến chuyển nặng thêm. Một trong số đó là cách điều trị tràn dịch khớp gối bằng phương pháp hút dịch. Đây là phương pháp xâm lớn với mục đích giảm áp lực của dịch đè lên ổ khớp, từ đó giảm thiểu tình trạng sưng đau.
Cần phải biết: Tràn dịch khớp gối chữa như thế nào đạt hiệu quả cao nhất?
Không nên chọc hút dịch khớp quá nhiều lần vì dễ gây nhiễm khuẩn khớp gối
Để tiến hành chọc hút dịch cần phải đảm báo nhiều nguyên tắc, không nên chọc hút quá nhiều lần sẽ làm tăng nguy cơ khớp đầu gối bị nhiễm khuẩn khiến sụn khớp bị phá hủy, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Trong trường hợp của bố bạn thì cần phải tuân theo phương pháp chữa trị mà bác sĩ đã chỉ định để tránh bệnh tái phát như hiện tại. Bạn nên cho bố đi khám theo định kỳ, không nên bỏ dở giữa chừng để tránh tổn thương biến chuyển nặng hơn.
Bên cạnh đó, người nhà và người bệnh cũng cần chú ý một số biện pháp tại nhà để giảm thiểu tình trạng bệnh, giúp bệnh nhân sinh hoạt dễ dàng hơn.
2. Cách chăm sóc người bệnh tràn dịch khớp gối
Người bệnh cần được chăm sóc chu đáo
Như đã nói ở trên, các bạn cần thực hiện những biện pháp quan trọng sau:
– Để người bệnh nghỉ ngơi, không nên đi lại quá nhiều, đặc biệt là hạn chế cúi xuống bê vác đồ vật.
– Mỗi khi xuất hiện cơn đau cần chườm lạnh, kê cao chân để máu tuần hoàn tốt hơn, giảm dần tình trạng sưng phù.
– Sử dụng một số bài thuốc chữa tràn dịch khớp gối theo chỉ dẫn của bác sĩ, nên dùng điều độ, không nên thờ ơ bỏ dở.
– Xây dựng một chế độ tập luyện thể dục thể thao khoa học, nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe người bệnh. Có thể tập trung vào nhừng động tác tăng cường sức mạnh cơ đùi trên.
– Quan tâm tới chế độ ăn uống hằng ngày của người bệnh, đặc biệt là vấn đề người bệnh tràn dịch khớp gối kiêng ăn gì để hạn chế những thực phẩm có hại.
Vậy rốt cuộc bệnh tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không? Nhìn chung đây là một bệnh khá nguy hiểm, nếu không được phát hiện kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng khiến chức năng của khớp gối bị suy yếu, thậm chí là bị phá hủy. Vì vậy bạn đừng nên chủ quan với bệnh. Chúc bố bạn chóng bình phục!
Xem ngay: Tràn dịch khớp gối sau chấn thương cần lưu ý những gì?
Hoàng Nguyên (tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!